Lễ cúng ông Công ông Táo về trời không cần phải tổ chức cầu kỳ nhưng cần phải trang trọng, các thủ tục cúng cần chuẩn bị chu đáo để tỏ lòng thành kính.
- Khung giờ đẹp để lên hương cúng rằm tháng Chạp, gia chủ phải nhớ như in 3 điều để tránh tán gia bại sản
- 6 điều kiêng kỵ không nên làm trong tháng Chạp, không muốn xui xẻo cả năm thì gia chủ nào cũng phải biết
Theo quan niệm từ xưa của ông cha ta, ngoài việc là một vị thần cai quản, giám sát mọi hoạt động trong gia đình của gia chủ thì Táo quân còn được xem là vị thần có thể giúp ngăn ma quỷ xâm phạm vào nhà, giữ cho gia đình được bình yên. Do đó, việc thờ cúng ông Công ông Táo mang một ý nghĩa cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy trong năm mới, sau đó là ý nghĩa thờ "thần Bếp" cai quản việc bếp núc trong gia đình.
Các khung giờ vàng cúng ông Công ông Táo và bao sái, rút tỉa chân nhang năm Quý Mão, chuẩn bị đón Tết Giáp Thìn:
- Ngày 19 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 7h10 đến 8h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 9h10 đến 10h50 hoặc từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thân, Tị, Hợi.
- Ngày 20 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 7h10 đến 8h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
- Ngày 21 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 5h10 đến 6h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
- Ngày 22 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 5h10 đến 6h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 9h10 đến 10h50 hoặc từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu.
- Ngày 23 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 9h10 đến 10h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Các gia đình đặc biệt lưu ý, cần phải cúng ông Công ông Táo xong mới được phép bao sái và rút tỉa chân nhang.
Sau ngày 23 tháng Chạp không được cúng ông Công ông Táo nhưng các gia đình vẫn bao sái và rút tỉa chân nhang. Cụ thể:
- Ngày 24 âm bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 5h10 đến 6h50 hoặc chiều từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
- Ngày 25/12 âm vào ngày lập xuân nên 25/12, 26/12, 27/12 không được bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang nếu không sẽ mất lộc cả năm.
- Ngày 28 âm bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 5h10 đến 6h50 hoặc từ 9h10 đến 10h50 chiều từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thân, Tị, Hợi.
Thứ tự cúng ông Công ông Táo 2024
- Chuẩn bị mâm cỗ, lễ vật cúng ông Công ông Táo.
- Thắp nhang, đọc bài khấn tiễn ông Công ông Táo về trời.
- Sau khi bày lễ, thắp hương và đọc văn khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,…
Những điều kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo
- Trước khi đọc văn khấn bạn cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, kín đáo và lịch sự, để thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.
- Đọc văn khấn phải đọc với thái độ nghiêm túc, thành tâm, đọc to, rõ ràng, rành mạch.
- Không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.
- Không cúng sau 12 giờ ngày 23
- Không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp
- Không thả cá chép từ trên cao xuống
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.