Mâm cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp chỉ cần tươm tất với những món ăn đơn giản. Tuy nhiên, có 4 món tuyệt đối không cúng ông Công ông Táo.
- Phạm 6 điều kiêng kỵ này vợ chồng bất hòa, dễ ly hôn
- 6 thứ bạn rất dễ quên dọn dẹp và làm sạch khi Tết đến, hãy note lại để không bỏ qua chúng
Ông Công ông Táo là ai?
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Đến ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các vị Táo quân về trời tâu các việc trong một năm của gia đình mình với Ngọc Hoàng. Do đó, có Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp.
Những món không cúng ông Công ông Táo
Đã thành thông lệ, hầu như nhà nào cũng làm lễ cúng ông Công ông Táo. Mâm cỗ cúng ngày này rất đơn giản với những món ăn hàng ngày như thịt gà, thịt lợn, giò, canh, rau...
Tuy nhiên, có 4 món ăn không nên cúng trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo:
Cá rán, cá kho
Vào dịp lễ ông Công ông Táo, các gia đình sẽ dâng cúng cá chép để các vị thần lấy làm phương tiện đi về trời. Cá chép dâng cúng nhất định phải là cá sống, tuyệt đối không được cúng cá đã nấu chín như cá rán, cá hấp, cá kho...
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết: "Tuyệt đối không cúng cá rán trong mâm cỗ cúng Táo quân bởi cá chép cúng để phóng sinh rước các Táo về. Nếu cúng cá rán sẽ mâu thuẫn về phong tục cổ truyền".
Không cúng cá đã nấu chín vào tết Ông Công ông Táo.
Thịt chó
Theo quan niệm dân gian, thịt chó là món ăn xui xẻo nếu ăn vào đầu tháng âm lịch hoặc đầu năm. Ngoài ra, thịt chó thường kết hợp với các loại gia vị nặng mùi như mắm tôm, riềng mẻ... ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của nơi thờ cúng.
Ngoài ra, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cũng chia sẻ thêm, ngay trước khi cúng ông Công ông Táo, người làm lễ cúng không nên ăn cá chép, tiết canh ba ba, thịt rùa, thịt ba ba, thịt rắn, thịt chó, thịt mèo, rượu răn, rượu cao hổ cốt... Không nên ăn các món có mùi hôi tanh như tỏi, hành, mắm tôm, mắm tép... vì làm ảnh hưởng đến không khí trang trọng của lễ cúng.
Hoa quả giả
Một trong những thứ mà gia chủ tuyệt đối không được dâng lên cúng thần linh, tổ tiên là hoa quả giả. Việc cúng đồ giả sẽ không thể hiện được tấm lòng thành tâm của gia chủ. Hoa quả cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng phải là đồ tươi mới.
Ngoài ra, một số loại quả có gai sắc nhọn, nặng mùi như sầu riêng, mít cũng không nên bày lên bàn thờ.
Tuyệt đối không cúng hoa quả giả.
Không cúng ông Công ông Táo với món thịt vịt
Theo dân gian, thịt vịt là biểu tượng cho sự đen đủi. Thông thường, vào đầu năm hoặc đầu tháng, người ta sẽ kiêng sử dụng món này. Nhưng vào cuối tháng, nhiều người sẽ ăn thịt vịt để giải đen.
Thịt vịt cũng là món hầu như không bao giờ được dâng lên các mâm cỗ cúng, nhất là dịp ông Công ông Táo.