Không phải là câu nói xấu hay gây hại gì, nhưng có vẻ như câu nói này đang bị lạm dụng khiến nó mất đi ý nghĩa và vì thế, các giáo viên Montessori luôn có những câu nói khác để thay thế.
- Con gái đến độ tuổi này, có 4 hành động bố nên hạn chế nếu không sẽ ảnh hưởng đến giáo dục giới tính cho trẻ
- 8 sản phẩm nguy hiểm cho trẻ nhỏ bố mẹ nên suy nghĩ 2 lần trước khi mua
Không nói câu "Con làm tốt lắm" nữa không có nghĩa là chúng ta không muốn khuyến khích và cổ vũ những khi con làm tốt, mà chỉ là chúng ta nên dùng ngôn ngữ khác đi mà thôi. Những giáo viên Montessori thường cố gắng sử dụng những câu nói khuyến khích có thể bảo vệ động lực nội tại của trẻ và tập trung vào quá trình chứ không phải là kết quả những nỗ lực của con.Không nói câu "Con làm tốt lắm" nữa không có nghĩa là chúng ta không muốn khuyến khích và cổ vũ những khi con làm tốt, mà chỉ là chúng ta nên dùng ngôn ngữ khác đi mà thôi. Những giáo viên Montessori thường cố gắng sử dụng những câu nói khuyến khích có thể bảo vệ động lực nội tại của trẻ và tập trung vào quá trình chứ không phải là kết quả những nỗ lực của con.
"Con làm tốt lắm" ám chỉ rằng chúng ta là những người đánh giá hành vi và những thành quả của trẻ hơn là cho chúng quyền để tự nhìn nhận những nỗ lực của mình. Có rất nhiều câu nói khác để có thể giúp trẻ tự đánh giá bản thân và sau đây là 9 câu mà các bố mẹ nên thử:
1. "Con đã dành nhiều thời gian để làm được việc đó"
Khi con bạn đưa cho bạn xem 1 bức tranh hay 1 "công trình" lắp ghép, hãy cố gắng tập trung bình luận về quá trình thực hiện của con thay vì kết quả cuối cùng. Hãy để con biết rằng bạn thấy được phải mất nhiều thời gian như thế nào mới hoàn thành được và con đã chăm chỉ ra sao. Làm như vậy sẽ nhấn mạnh với con rằng quá trình sáng tạo, sự tập trung và sẵn sàng thử những điều mới mới là quan trọng chứ không phải thành quả cuối cùng.
2. "Con thấy điều gì vui nhất khi làm cái đó thế?"
Hỏi con những câu hỏi về cảm nhận của con sẽ cho chúng thấy mọi người quan tâm tới không chỉ thành phẩm mà cả cảm xúc. Từ đó giúp cho trẻ không làm mọi thứ chỉ vì theo ý của người lớn. Mục tiêu là để trẻ làm mọi thứ vì niềm vui thích và để thử thách bản thân chứ không phải là để làm người lớn hài lòng.
3. "Con thích điều gì nhất sau khi làm việc đó?"
Hãy khuyến khích trẻ tự trở thành nhà phê bình của bản thân. Hãy hỏi trẻ điều gì con thích nhất về thành quả của mình, đồng thời giúp trẻ hình thành thói quen tự nhìn nhận, đánh giá chính quá trình và kỹ năng của bản thân hơn là lúc nào cũng tìm kiếm lời khen.
4. "Hãy nói cho mẹ nghe về bức tranh của con nào!"
Thường khi trẻ mang lại cho chúng ta một tác phẩm nghệ thuật con vừa tạo ra, chúng sẽ chỉ muốn chia sẻ với chúng ta và bàn luận về nó chứ cũng không nhất thiết là mong mỏi nhận được lời nhận xét thực sự của chúng ta. Chỉ cần đơn giản là bảo con kể về những gì con đã làm sẽ cho thấy bạn quan tâm và muốn cho con một cơ hội để kể cho bạn nghe.
5. "Con làm thế nào để chọn màu đó thế?"
Nếu con bạn đã lớn thì hãy hỏi những câu hỏi cụ thể hơn về quá trình con làm một việc gì đó. Hỏi con về những màu con dùng trong bức tranh hay những hình khối nào con dùng để lắp ghép. Hãy cho con thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến quá trình con thực hiện và giúp con tự suy nghĩ về điều đó.
6. "Con vẽ được nhiều chi tiết quá!"
Nếu con chưa thỏa mãn với những lời nhận xét của bạn thì hãy tìm thứ gì đó cụ thể để khen con chứ đừng khen chung chung là "Con làm tốt lắm". Hãy bình luận về cách con vẽ và để ý đến từng chi tiết như thế nào, tô màu khít như thế nào chẳng hạn. Làm như vậy sẽ để con biết được rằng bạn thực sự chú ý đến những gì con làm và đánh giá cao những nỗ lực của con.
7. "Điều đó thực sự giúp ích rất nhiều đấy con!"
Khi con hành xử tốt và ngoan, hãy cố gắng nói điều gì đó có ý nghĩa hơn và nói thật cụ thể và chính xác điều bạn thích ở cách hành xử của con. Ví dụ như khi con giúp bạn quét nhà, gấp quần áo hay mở cửa… bạn có thể nói những câu như "Cảm ơn con vì đã giúp mẹ nhé" hay "Con thực sự đã giúp ích cho mẹ rất nhiều". Trẻ thường rất thích cảm giác làm được một điều gì đó có ích nên hãy nói cho trẻ biết.
8. "Hôm nay con đã tự mặc quần áo rất nhanh và chúng ta đã có thêm thời gian để chơi, mẹ rất vui!"
Nói về những kết quả tích cực của hành vi ngoan mà trẻ đã làm là một cách rất hữu hiệu để con thấy rằng cư xử ngoan có thể mang lại những kết quả tốt như thế nào.
9. "Em trông rất vui khi con đọc sách cho em nghe đấy!"
Khi con bạn đối xử tốt với người khác, hãy chỉ cho con thấy điều đó giúp người khác cảm thấy như thế nào. Ví dụ như hãy để trẻ biết rằng cái ôm hay những lời lẽ đẹp của con đã khiến bạn vui ra sao. Chúng ta thường chỉ nói về những hành vi chưa ngoan của trẻ khiến người khác cảm thấy thế nào nhưng việc khiến trẻ biết được rằng những hành động đẹp của chúng cũng ảnh hưởng đến những người khác cũng vô cùng quan trọng.