Giáo viên không hề hay biết chuyện gì đã xảy ra khi cậu bé nuốt phải quả bóng bay nhặt được trên đường đi dạo cùng cả lớp.
- Hóa ra đây là lý do vì sao trẻ luôn có xu hướng thích bám bố hơn mẹ hoặc ngược lại
- 5 kỹ năng toán học trẻ ở tuổi mẫu giáo cần nắm được, bố mẹ có thể dạy qua các hoạt động hàng ngày
Bé trai 4 tuổi rơi vào hôn mê sâu vì nuốt phải bóng bay
Câu chuyện xảy ra tại thành phố Tyumen ở Nga. Trong khi đi dạo cùng cả lớp, cậu bé Andrey, 4 tuổi, đã nhặt quả bóng bay đưa vào miệng và không may nuốt xuống họng. Ngay lập tức, Andrey có biểu hiện không ổn và sau đó, bé bị bất tỉnh. Các giáo viên không hề hay biết chuyện gì đã xảy ra nhưng khi thấy cậu bé có các biểu hiện nguy kịch đã lập tức gọi điện thoại cho xe cứu thương. Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện ra vật thể lạ và loại bỏ quả bóng bay ra khỏi họng bé.
Tuy nhiên, đáng buồn là tình trạng của Andrey diễn biến xấu đi. Cậu bé rơi vào hôn mê suốt 6 tuần liền. Theo các bác sĩ, Andrey đang trong cơn nguy kịch. Vùng vỏ não của cậu bé đã bị tổn thương nghiêm trọng. Dù họ đã làm mọi cách để giúp Andrey hồi tỉnh nhưng thực tế là, không có cách nào hồi phục một bộ não đã bị tổn thương vỏ não.
Hiện cảnh sát đang tiến hành điều tra vụ tai nạn và xem xét việc khởi tố nhân viên trường mầm non. Trong khi đó, gia đình bé Andrey đang nỗ lực tìm kiếm một phòng khám tư để điều trị cho con trai mình với hi vọng có cách nào để giúp Andrey tỉnh lại.
Vỏ não đóng vai trò then chốt trong nhiều phần của chức năng não bộ, bao gồm ghi nhớ, chú ý, nhận thức, hiểu biết, suy nghĩ, ngôn ngữ, ý thức.
Một số quy tắc đảm bảo an toàn cho trẻ liên quan tới bóng bay
Tai nạn do bóng bay thường xảy ra theo 2 cách:
- Một số trẻ đưa quả bóng bay bị xịt vào miệng, thường với mục đích thổi hơi cho quả bóng phồng trở lại. Tai nạn này có thể xảy ra khi trẻ đang thổi bóng bay, hít vào một hơi hay dừng lại để hít thở, chuẩn bị cho lượt thổi tiếp theo, đúng lúc đó đã hút trái bóng trôi ngược vào miệng và họng.
Một số ca tử vong có thể do trẻ hút hoặc nhai trái bóng bay bị xịt rồi nuốt xuống họng. Theo CPSC, có trường hợp một em bé vừa chơi xích đu vừa nhai một trái bóng bay xịt trong miệng. Bé bị ngã xuống đất và theo phản xạ, đã hít vào thật sâu. Bé bị ngạt thở do trái bóng.
- Kiểu tai nạn thứ hai liên quan tới các mảnh vụn quả bóng bay sau khi nổ. Trong lúc chơi đùa với chúng, trẻ vô tình hít các mảnh vụn này vào họng.
Nếu một quả bóng bay bị nổ và không được loại bỏ một cách thích hợp, trẻ có thể tiếp tục chơi với các mảnh bóng, nhai hoặc cố gắng căng nó ra ngang miệng, thổi thành từng quả bóng nhỏ. Những mảnh vụn từ quả bóng bay bị nổ này rất dễ bị hít vào trong họng và phổi. Bóng bay vừa khít với khuôn họng và phổi, do đó, có thể ngăn chặn đường thở một cách hoàn toàn.
Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC) cảnh báo cha mẹ và người giám hộ trẻ nhỏ về nguy cơ ngạt thở từ bóng bay đồ chơi bị xịt cũng như các mảnh nhỏ của bóng bay sau khi bị vỡ.
Theo dữ liệu về chấn thương của CPSC, trong số tất cả các sản phẩm dành cho trẻ em, bóng bay là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ngạt thở. Kể từ năm 1973, hơn 110 trẻ em thiệt mạng vì ngạt liên quan tới bóng bay xì hơi hoặc mảnh cao su của quả bóng bay bị vỡ. Phần lớn nạn nhân dưới 6 tuổi. Nhưng CPSC biết rằng, có nhiều trẻ lớn hơn cũng bị ngạt thở do bóng bay.
Do nguy cơ bị ngạt thở từ bóng bay, CPSC khuyến nghị cha mẹ và người giám hộ không cho phép trẻ dưới 8 tuổi chơi với bóng bay xịt mà không có người lớn giám sát ở bên cạnh.
CPSC cho rằng một quả bóng bay bị xịt hoàn toàn có thể không tiềm ẩn nhiều nguy cơ với trẻ nhỏ. Nhưng nếu quả bóng bị nổ, cha mẹ phải lập tức thu dọn các mảnh bóng bay này và loại bỏ chúng ra khỏi tầm tay trẻ.