Nếu cha mẹ thấy rằng việc xử lý với những đứa trẻ hay cáu giận là điều tồi tệ nhất trong hành trình nuôi dạy con cái thì bố mẹ có lẽ sẽ rất ngạc nhiên khi biết những cơn giận dữ của trẻ đều có lý do.
- 6 cách kiểm soát cơn giận dữ, kích động của trẻ nhanh chóng
- Bị bố đánh vào đầu trong cơn tức giận, bé trai 3 tuổi vẫn như 1 đứa trẻ 4 tháng, cả đời tàn tật
Giận dữ và khóc lóc có lợi cho sự phát triển và trạng thái tâm lý của trẻ. Thay đổi thái độ của người lớn đối với những đứa trẻ đang trải qua cảm xúc tiêu cực có thể giúp bố mẹ hiểu con mình hơn và duy trì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tốt đẹp hơn.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu những lợi ích của những cơn cáu giận của trẻ nhỏ và đây là những gì người lớn cần biết.
1. Trẻ đang học cách đối phó với những tình huống đáng thất vọng
Cơn cáu giận thường xảy ra khi một đứa trẻ nghe bố mẹ nói: "Không, không được". Để con mình không hành động như thế khi nghe thấy lời từ chối, bố mẹ phải đặt ra giới hạn của chúng một cách chắc chắn.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng đi theo cách chúng ta muốn và trẻ càng sớm hiểu điều này sẽ sớm học được cách đối phó với sự thất vọng. Bằng cách trải qua những cảm xúc khó khăn, trẻ sẽ học được cách đối mặt với sự tức giận và sợ hãi của chúng thay vì cố kìm chế vào trong.
2. Trẻ cảm thấy đủ an toàn để chia sẻ cảm xúc của chúng với bố mẹ
Nếu trẻ nổi giận ngay trước mặt bố mẹ, điều đó có nghĩa là bé cảm thấy đủ an toàn để cảm nhận cảm giác của chúng và thể hiện cảm xúc trước sự hiện diện của bố, mẹ. Hãy nhẹ nhàng và để con khóc cho hết giận dữ, sợ hãi, thất vọng và để những điều này qua đi.
Cả trẻ em và người lớn đều không lựa chọn được cảm xúc nhưng người lớn thực sự có thể chọn cách hành động khi trải nghiệm cảm xúc của mình. Những đứa trẻ nhỏ không thể kiểm soát hành vi của chúng khi chúng tức giận hoặc buồn bã. Điều quan trọng là thay vì bảo con ngừng khóc và trừng phạt bởi thấy chúng có cảm xúc quá mạnh mẽ, thì bố, mẹ hãy duy trì bầu không khí tin tưởng và thoải mái.
3. Nổi cáu giúp bé thoát khỏi căng thẳng
Khi trưởng thành, chúng ta biết rằng khóc là cách giải phóng tự nhiên giúp chúng ta thoát khỏi căng thẳng, lo lắng và thất vọng. Điều này cũng đúng với trẻ nhỏ. Nếu cơn giận dữ của trẻ đi kèm với nước mắt, chúng sẽ thoát khỏi các hormone căng thẳng dư thừa gây ra lo lắng.
Cảm xúc bị đóng chai, kìm nén cũng có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ. Một đứa trẻ có thể điều chỉnh thành công cảm xúc của mình thông qua việc nổi cáu, thậm chí chảy nước mắt thì sẽ dễ ngủ hơn và ngủ suốt đêm.
4. Trẻ có thể òa khóc cho nhẹ lòng mà không bị phán xét
Khi chúng ta già đi, chúng ta học cách giữ cảm xúc bên trong. Chúng ta kìm nén chúng và hiếm khi để mình khóc hoặc thậm chí không bàn về nỗi sợ hãi, lo lắng của chúng ta với bạn bè hoặc gia đình. Suy sụp tình cảm, những mâu thuẫn xã hội – tất cả điều này có thể khiến tuổi trưởng thành rất căng thẳng. Trẻ mới biết đi vẫn ở độ tuổi mà chúng có thể thể hiện cảm xúc và được thấu hiểu, trước khi chúng lớn lên và bắt đầu phải suy nghĩ về cách chúng thể hiện thế nào trong mắt người khác.
5. Nổi cáu cải thiện quá trình học tập
Khi những đứa trẻ đi học, chúng gặp phải những vấn đề mà chúng chưa bao giờ phải đối mặt trước đây và không biết cách giải quyết những vấn đề đó. Thể hiện sự thất vọng thông qua sự khóc lóc là một phản ứng tích cực giúp trẻ trải qua được những cảm xúc tiêu cực và để những điều đó ra đi. Một khi trẻ đã hoàn thành việc khóc, chúng thường sẽ quay lại để giải quyết vấn đề với tinh thần quyết tâm và đổi mới tích cực hơn.
6. Nổi cáu tạo thành một cơ chế điều chỉnh cảm xúc trong suốt cuộc đời
Khi chúng ta già đi, chúng ta quản lý được cảm xúc. Qua thời gian, trẻ em nhận ra rằng truyền đạt sự tức giận và lo lắng của mình thông qua lời nói là cách tốt nhất để đối phó với những cảm xúc này. Nhưng để có được những kỹ năng trưởng thành như việc ra quyết định, trẻ cũng cần phải thử cả những cách "sai lầm" nữa.
Tất nhiên, bố mẹ vẫn có thể xấu hổ khi phải an ủi đứa trẻ cáu giận, gào khóc ở nơi công cộng, nhưng chắc chắn chúng ta không phải là người đầu tiên và cũng không phải là bố mẹ cuối cùng trải qua điều này. Hãy nhắc nhở bản thân rằng cơn giận dữ của trẻ đến rồi đi và đây chỉ là một giai đoạn cần thiết của con bạn lớn lên.