Việc sử dụng điện thoại để dỗ dành con là thói quen quá nhiều cha mẹ Việt đang mắc phải mà không hay rằng việc làm này là đang giết dần con thậm chí rước ung thư về cho bé.
- Chuyên gia ngôn ngữ gợi ý 8 mẹo đơn giản giúp trẻ học ngoại ngữ giỏi từ nhỏ
- Nhà có 7 người nhưng chỉ mua 6 cái bánh, người mẹ đã dạy cho con bài học cả đời không quên
Theo thống kê, tại Việt Nam hiện nay, cứ 10 phụ huynh thì có tới 8 người cho trẻ dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng. Điều đáng sợ là có tới hơn 90% gia đình cho trẻ từ 2 tuổi trở lên sử dụng các thiết bị công nghệ, điện thoại thông minh như là một cách để bé ngoan ngoãn hơn.
Để cho trẻ thôi quấy khóc, cách tốt nhất là cho trẻ chơi điện thoại di động. Để trẻ tập trung ăn được nhiều hơn, cách hay nhất là mở ti vi hoặc máy tính bảng cho trẻ. Sức mạnh của các thiết bị công nghệ giờ đây hơn bất cứ thứ gì mà cha mẹ chúng có thể nghĩ ra.
"Tất cả là tại tôi, vì ham kiếm tiền mà để con ra nông nỗi này"
Có mặt tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, BS Dương Văn Tâm - trưởng khoa Liệt vận động và Ngôn ngữ trẻ em dẫn chúng tôi đi thăm các phòng bệnh. Tại đây chúng tôi đặc biệt chú ý tới cháu L.Q.M. (5 tuổi, Gia Lai) bởi cháu có những hành động khác lạ so với những đứa trẻ khác.
Trong phòng phục hồi chức năng có 5 bệnh nhi đang điều trị, 4 cháu khác e ấp trong vòng tay người thân khi thấy người lạ xuất hiện. Riêng cháu M. luôn chân chạy nhảy khắp phòng, miệng nói lảm nhảm nhưng không thành tiếng, tay liên tục xé giấy rải khắp phòng, nếu thấy ai dùng điện thoại lập tức M. tiến đến cướp ngay trên tay.
Chị Nguyễn Thị Lan, mẹ cháu M. (tên đã thay đổi) cho biết, con trai chị đang mắc căn bệnh tăng động, giảm chú ý và rối loạn ngôn ngữ… Chị tin rằng, sở dĩ con trai bị như vậy là do lỗi của mình khi đã quá chiều chuộng con, cho con sử dụng điện thoại suốt một thời gian dài.
“Tất cả là tại tôi, vì ham kiếm tiền mà tôi để con ra nông nỗi này. Tôi cũng rất muốn chia sẻ để các bà mẹ khác hãy quan tâm con đúng cách, để con khỏi bị bệnh”, chị Lan tâm sự.
Theo lời kể của chị Lan, cháu M. là con thứ 5 trong gia đình và cũng là đứa con trai duy nhất. Khi sinh cháu M. được 1 tháng, do bận bán hàng, chị Lan đã cho con dùng điện thoại bằng cách bật nhạc để cho con ngủ.
Khi con bắt đầu biết ăn, biết chơi, chị Lan cũng dùng điện thoại để dụ dỗ con mọi lúc mọi nơi. “Cuộc sống của con tôi gắn liền với chiếc điện thoại từ lúc 1 tháng tuổi, cho đến bây giờ cháu đã dùng hơn 10 chiếc điện thoại rồi. Trước tôi còn nghĩ, cho con xem điện thoại, sẽ đỡ phải thuê giúp việc, ai ngờ cơ sự lại như thế này”, chị Lan ân hận.
Cháu M. phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ khác, 9 tháng cháu mới biết ngồi, 2 tuổi mới chập chững biết đi và bây giờ 5 tuổi vẫn chưa nói sõi.
Khi cho cháu đi học, cháu không tiếp xúc với bất kể ai và hay gào khóc. Thậm chí cả cô giáo cũng không thể dỗ được. Thấy con có nhiều biểu hiện bất thường, chị Lan nhiều lần đưa vào TP HCM khám nhưng đều không ra bệnh.
BS Dương Minh Tâm cho biết, trường hợp cháu M. có biểu hiện điển hình nhất là rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, nói không rõ nghĩa… Hướng điều trị hiện tại là vừa xoa bóp bấm huyệt, vừa châm cứu…, kết hợp với đó là luyện tập phục hồi ngôn ngữ.
Để làm được điều đó, ngoài các bác sĩ thì gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là cần cách ly dần dần cháu ra khỏi điện thoại, thường xuyên tham gia hoạt động cộng đồng…
Nguy hiểm khi cho trẻ dùng điện thoại sớm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bức xạ từ điện thoại di động và các thiết bị máy tính bảng có thể gây ra ung thư. Năm 2011, Tổ chức y tế thế giới WHO đã chính thức xác nhận điều này. Bộ não trẻ nhỏ có nhiều dung dịch hơn, hộp sọ mỏng hơn nên hấp thu sóng di động cao hơn tới 60% so với người lớn. Tỉ lệ mắc ung thư từ đó cũng lớn dần. Theo thống kê, việc cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh từ sớm khiến nguy cơ bị ung thư cao gấp 4 – 5 lần trẻ không sử dụng.
Không chỉ như vậy, việc sử dụng các thiết bị di động còn tác động rất xấu đến tâm sinh lý của trẻ: Làm trẻ tăng nguy cơ béo phì lên tới hơn 30%, tăng nguy cơ mất ngủ lên 55%, sự suy giảm hệ thống miễn dịch do tiếp xúc với vi khuẩn trên điện thoại, gây ra các bệnh tim mạch cho trẻ, gia tăng tính bạo lực, giảm sự tập trung của trẻ…
Theo PGS Nguyễn Chương, nguyên Chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam, ảnh hưởng của các thiết bị di động rõ ràng nhất là tới mắt của trẻ. Theo nghiên cứu có tới 20 – 30% vi khuẩn trên điện thoại là vi khuẩn có hại, có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới trẻ.