Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, các bé đã biết làm đủ trò nghịch ngợm thế này đây.
- 9 cách đơn giản kích thích NÃO THAI NHI phát triển, giúp con THÔNG MINH vượt trội từ trong bụng mẹ
- 3 thời điểm tuyệt đối không được XOA BỤNG BẦU kẻo SINH NON, XOAY NGÔI THAI NHI
Hành trình sự phát triển của thai nghi trong bụng mẹ suốt 9 tháng 10 ngày luôn là một bí mật diệu kỳ bố mẹ nào cũng muốn biết. Nếu bạn nghĩ rằng suốt 40 tuần này, em bé chỉ ngủ và đôi khi dậy đạp mẹ thì đã sai hoàn toàn. Thực tế, em bé còn biết làm những việc cực kỳ thú vị khác.
Không chỉ ngủ mà còn mơ
Ngủ là ưu tiên hàng đầu của các bé trong bụng mẹ. Các bé sẽ dành 90-95% thời gian trong ngày để ngủ. Tuy nhiên, thời gian ngủ của bé trong bụng mẹ rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/ lần và giấc ngủ cũng không sâu. Đôi khi, mẹ chỉ cần cử động hoặc tác động nhẹ vào bụng là bé đã thức dậy.
Đặc biệt, một số nhà khoa học tin rằng, bé còn có thể ngủ mơ ngay từ trong bụng mẹ. Giống như sau khi chào đời, bé có thể mơ về những điều đã biết, như cảm nhận trong tử cung. Càng gần ngày sinh, bé có thể ngủ 85-90% thời gian trong ngày, tương đương với bé sơ sinh.
Bơi lượn "tung tăng"
Bơi cũng là một kĩ năng đặc biệt và hoạt động thai nhi trong bụng mẹ rất thích làm. Nguyên nhân các bé có thể bơi là vì từ khi được hình thành đã sống trong môi trường chất lỏng, chính là nước ối của mẹ.
Thai nhi sẽ bơi nhiều nhất từ tháng thứ 2-5 của thai kỳ vì khi đó không gian trong tử cung còn rộng rãi. Khi các bé lớn hơn thì sẽ chỉ xoay qua xoay lại vì không còn đủ chỗ để bơi.
Ngáp ngắn ngáp dài
Ngáp cũng là một hoạt động thú vị bé có thể làm trong bụng mẹ. Em bé sẽ há miệng ra từ từ sau đó ngậm lại rất nhanh. Kết quả phân tích cho thấy thai nhi ít tháng tuổi ngáp nhiều nhất, nhưng không có sự khác nhau giữa bé trai và bé gái.
Ngáp không chỉ giúp các dây thần kinh trên khuôn mặt bé được thư giãn mà còn giúp con phát triển trí não.
Nuốt nước ối
Nước ối là do cơ thể mẹ tiết ra, có tác dụng tạo ra khoang nước giúp cho thai nhi được an toàn và tránh khỏi các va đập. Nước ối được sản sinh và hấp thụ ngay trong vòng 24 giờ, có nghĩa là sau một ngày đêm nước ối thì nước ối sẽ thay đổi và làm mới. Khi ở trong bụng mẹ, thai nhi uống nước ối vào bụng, nước ối hấp thu vào máu và thải ra ngoài qua đường nước tiểu hòa vào nước ối, cơ thể mẹ hấp thu nước ối rồi lại tiếp tục sản sinh nước ối mới liên tục nhằm đảm bảo cho nước ối luôn sạch. Do vậy, các bé từ trong bụng mẹ sẽ liên tục nuốt nước ối mà không hề bị sặc.
Nấc cục
Thai nhi nấc trong tử cung có thể coi là một trong những dấu hiệu em bé đang phát triển bình thường. Nay từ trong bụng mẹ bé đã có thể nấc, thậm chí nấc cụt rất sớm, từ tuần thứ 9 thai kỳ. Dù vậy, giai đoạn này thai nhi quá nhỏ nên đến cuối quý 2, đầu quý 3, mẹ mới dễ dàng nhận ra.
Theo các chuyên gia, hiện tượng thai nhi nấc cụt không đáng sợ như nhiều bà mẹ vẫn lo lắng, thậm chí đến quý thứ 3, em bé còn nấc mỗi ngày.
Nghịch dây rốn
Ngoài nước ối thì dây rốn là "người bạn" duy nhất của em bé ở trong bụng mẹ nên chắc chắn những bé nghịch ngợm sẽ không bỏ qua chuyện nghịch dây rốn.
Các bé sẽ lắc lư, xoắn tròn, đu lên dây rốn. Có nhiều trường hợp, các bé nghịch ngợm còn khiến dây rốn quấn quanh cổ 1-2 vòng hoặc bị thắt nút lại.
Đấm đá, tập thể dục
"Hoạt động giải trí" của bé trong bụng không chỉ có nghịch dây rốn mà còn có "tập thể dục". Khi muốn chơi đùa với mẹ, bé có thể đấm, đá hoặc thúc mạnh vào bụng mẹ. 3 tháng giữa là khoảng thời gian mẹ dễ nhận thấy con đạp nhất. Không ít bé "có tốt chất vận động viên từ nhỏ" còn đá khiến bụng mẹ méo hẳn đi.
Làm mặt "xấu"
Không phải các bé trong bụng mẹ là không có cảm xúc đâu nhé. Nhiều hình ảnh siêu âm 4D đã cho thấy các bé có thể làm đủ mọi biểu cảm khuôn mặt như khóc mếu, cười, lè lưỡi,...