Trẻ có tính ương bướng thường rất khó bảo, cha mẹ hãy học những mẹo sau để loại bỏ tính xấu này của con nhé.
- 4 kiểu bố mẹ ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi dạy trẻ
- 9 bí quyết nuôi dạy con trở thành thiên tài được lịch sử chứng minh
1. Lắng nghe, không tranh luận1. Lắng nghe, không tranh luận
Giao tiếp cần có hai chiều nếu bạn muốn con bạn lắng nghe bạn, bạn phải sẵn sàng lắng nghe trước. Khi con khăng khăng làm hoặc không làm gì đó, hãy lắng nghe con và nói chuyện cởi mở về các vấn đề con đang thắc mắc. Bí quyết là: Hãy lắng nghe, tiếp cận một cách bình tĩnh, thảo luận về vấn đề chứ không đối đầu.
2. Kết nối và không nên ép buộc
Khi bạn ép trẻ làm một điều gì đó, trẻ có xu hướng nổi loạn thường có tâm lý phản kháng. Tâm lý phản kháng là bản năng ở trẻ hãy kết nối với con để hợp tác.
Ví dụ, bạn không nên ép buộc đứa con sáu tuổi của bạn phải đi ngủ khi bé nằng nặc đòi xem TV. Thay vào đó, ngồi xuống với con và thể hiện sự quan tâm đến những gì con đang xem. Khi bạn bày tỏ quan tâm, bé cũng sẽ đáp lại. Trẻ em sẽ hợp tác với cha mẹ khi bé cảm thấy có kết nối với người đó. "Thiết lập một mối liên kết chắc chắn với những đứa trẻ bướng bỉnh sẽ giúp bạn nói chuyện với con dễ dàng hơn", Susan Stiffelman - nhà trị liệu hôn nhân và gia đình cho biết. Đơn giản nhất, hãy tới ôm lấy con.
3. Đưa ra các lựa chọn
Trẻ con cũng có suy nghĩ của riêng mình và không thích được bảo phải làm gì. Nếu nhóc con bốn tuổi bị bắt phải đi ngủ từ 9 giờ, chắc chắn bé sẽ ném lại một chữ "Không" to đùng. Hãy để bé lựa chọn thay vì ra lệnh cho bé, đừng bắt con đi ngủ, hãy hỏi bé xem con có thích đọc truyện A hay B không?
Bé có thể vẫn không chịu đi ngủ. Khi điều đó xảy ra, hãy bình tĩnh và nói với con một cách thực tế rằng đó không phải là một trong những lựa chọn. Bạn có thể lặp lại nhiều lần và bình tĩnh nhất có thể và bé sẽ nhượng bộ.
Nhưng cái gì quá cũng không tốt. Ví dụ bắt con chọn quần áo trong tủ đầy ắp đồ có thể sẽ khiến con hoang mang. Hãy tối giản các lựa chọn, để bé chọn giữa một trong 2 phương án thôi.
4. Bình tĩnh
Tuyệt đối tránh rầy la với những cô, cậu nhóc cứng đầu. Rất có thể cuộc trò chuyện sẽ biến thành một "trận đấu tay đôi" không mong muốn. Hãy cư xử như một người trưởng thành.
Làm bất kỳ việc gì để giữ bình tĩnh, tập thể dục hoặc nghe nhạc. Bật nhạc êm dịu, nhạc nhẹ nhàng, thư giãn để con cũng có thể nghe. Thỉnh thoảng, bật nhạc con yêu thích với cách đó, bé có thể sẽ dần hợp tác hơn và chính bé cũng được thư giãn để làm dịu sự nóng nảy.
5. Tôn trọng con
Nếu bạn muốn con bạn tôn trọng bạn và quyết định của bạn, bạn cần tôn trọng các con trước. Trẻ sẽ không tuân thủ vô cớ nếu cứ ép buộc. Dưới đây là một vài cách bạn có thể thiết lập mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau:
- Tìm kiếm sự hợp tác, đừng chỉ ra yêu cầu, mệnh lệnh.
- Có các quy tắc nhất quán cho tất cả các con và đừng lỏng lẻo chỉ vì vài phút "tiện thể".
- Thông cảm với con - không bao giờ gạt bỏ cảm xúc hoặc ý tưởng của các bé.
- Hãy để con tự làm những gì có thể, dù cha mẹ đôi khi mềm lòng và định giúp con, hãy cố gắng để bé tự lập, điều này sẽ cho thấy sự tin tưởng của cha mẹ với con cái.
- Nói những gì bạn nghĩ và LÀM những gì đã NÓI.
6. Cộng tác cùng con
Những đứa trẻ cứng đầu hay có ý chí mạnh mẽ rất nhạy cảm với mọi cư xử của cha mẹ. Việc thay đổi cách bạn tiếp cận một đứa trẻ bướng bỉnh có thể thay đổi cách phản ứng của con. Vậy nên thay vì yêu cầu con làm gì, hãy hợp tác với con.
Sử dụng các câu như "Cùng làm bài tập con nhé" hoặc "Mình thử làm bài này được không con?" thay vì "Mẹ muốn con đi làm bài tập ngay".
Hãy biến "công việc" thành "trò chơi". Ví dụ, nếu bạn muốn con dọn đồ chơi, hãy tự dọn và khéo léo nhờ con đóng vai "trợ thủ đặc biệt" để giúp mình hoặc đặt ra thời gian và thử thách giữa con với bố, mẹ thi xem ai là người xếp đồ gọn gàng nhanh hơn.
7. Thương lượng
Đôi khi, cần ngồi lại đàm phán với bé. Trẻ con dễ phản ứng khi không có được điều mình muốn. Nếu bạn muốn con nghe lời, trước hết cần tìm hiểu điều gì khiến con "không muốn làm điều bạn vừa nói" như vậy.
Có thể hỏi con xem cái gì làm con phiền lòng thế, có vấn đề gì khiến con bực à hay con cần thứ gì à để con mở lời trước. Việc hỏi con sẽ cho thấy bạn tôn trọng mong muốn và ý nghĩ của con.
Thương lượng không có nghĩa là cha mẹ luôn nhượng bộ, đó là sự cân nhắc và đưa ra hành động thiết thực. Ví dụ, con bạn không chịu đi ngủ đúng giờ thay vì ép buộc, hãy đàm phán giờ đi ngủ phù hợp với cả hai và thay đổi dần bằng cách thuyết phục.
8. Tạo ra không khí gia đình lành mạnh
Trẻ học tốt nhất qua quan sát và trải nghiệm nếu con thấy cha mẹ mình luôn cãi nhau, con sẽ bắt chước điều đó. Sự bất hòa trong hôn nhân giữa cha mẹ có thể dẫn đến một môi trường căng thẳng trong nhà, ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của những đứa trẻ. Theo một nghiên cứu, bất hòa trong hôn nhân có thể dẫn đến kém hòa nhập xã hội và các hành vi gây hấn ở trẻ em.
9. Đặt mình ở vị trí, lập trường của con
Cha mẹ hãy thử nhìn tình huống từ quan điểm của con. Đặt mình vào vị trí của con và suy nghĩ tại sao con làm vậy. Bạn càng hiểu về con mình, bạn càng có thể đối phó với sự bướng bỉnh dễ dàng hơn.
Ví dụ, nếu con bạn không chịu làm bài tập về nhà, có thể bé bị quá tải bởi nhiệm vụ. Nếu có quá nhiều bài hoặc nếu con không thể tập trung, cha mẹ có thể hỗ trợ bằng cách chia bài tập về nhà thành các bài nhỏ hơn và làm trong các thời gian ngắn. Có thể sắp xếp gồm một hoặc hai phút nghỉ giữa các bài để làm trẻ được thư giãn.
10. Củng cố hành vi tích cực bằng trò chơi "Có hay Không"
Cha mẹ hãy thử nghĩ lại với bản thân, xem tại sao bé hay nói "Không, không" nhiều như thế, có phải chính bạn cũng hay từ chối yêu cầu của bé không? Nếu cha mẹ cũng hay phủ định, bé dĩ nhiên sẽ bị ảnh hưởng.
Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình Susan Stiffelman đề xuất trò chơi "Có hay không". Khi chơi trò chơi này, con sẽ phải đáp "có" hoặc "không". Những câu hỏi như "Con có thích kem không?, "Con có thích đồ chơi không?" hầu như là những câu hỏi khiến các con hào hứng trả lời "Có" ngay lập tức. Khi bạn càng phản ứng tích cực, con sẽ càng cảm thấy như chúng được lắng nghe và dễ dàng trả lời "Có" với các yêu cầu khác của cha mẹ hơn.
Cách để phạt một đứa trẻ bướng bỉnh?
Trẻ em luôn cần các quy tắc và kỷ luật. Để con hiểu rõ rằng những hành vi nào của con sẽ đem lại hậu quả không tốt và nhận ra hành vi đó là sai. Bạn có thể giảm thời gian đi chơi, giờ xem TV hoặc giao việc nhà cho con. Bạn cũng có thể sáng tạo với các cách phạt dựa trên từng vấn đề.
Hãy nhớ rằng mục đích của giao việc không phải là để trừng phạt đứa trẻ nhưng làm cho chúng nhận rõ rằng hành vi của chúng là sai.