13 trò chơi rèn luyện sự tập trung cho trẻ

Ngắm con yêu mỗi ngày 09/08/2019 05:00

Một số phương pháp rèn luyện sự tập trung chú ý của trẻ được đánh giá là có hiệu quả, giúp bố mẹ đỡ lo lắng khi con bước vào giai đoạn học hành.

Cách rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ

Những đứa trẻ ở trên lớp tay chân luôn ngọ nguậy, thường xuyên không hoàn thành bài tập trên lớp, luôn căng thẳng trong mối quan hệ với các bạn cùng lớp đó là biểu hiện của chứng tập trung kém.

Những trẻ em mất tập trung dễ bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, làm việc kém hiệu quả, khả năng tự kiểm soát và khả năng tự chăm sóc bản thân kém so với các bạn cùng trang lứa. Do đó việc trẻ thiếu tập trung là vấn đề khiến các phụ huynh khá đau đầu. Vậy cha mẹ nên luyện tập cho trẻ thiếu tập trung như thế nào?

Trang Baidu giới thiệu một vài phương pháp rèn luyện sự tập trung chú ý của trẻ rất có hiệu quả.

13 trò chơi rèn luyện sự tập trung cho trẻ - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

1. Giả vờ như người gỗ

Để trẻ ngồi trên chiếu với hai chân lưng thẳng, giữ cơ thể thẳng, mắt nhắm, cơ mắt được thư giãn tự nhiên, ngồi trong 5 phút không lắc, không động đậy không chớp mắt, giả vờ mình là người gỗ. Thời gian sau, trẻ quen rồi có thể thêm khó khăn hơn như đặt một cái cốc hay một cuốn sách lên đầu, hoặc mở mắt nhìn tập trung vào một điểm. Thời gian có thể kéo dài thêm 10 phút. Cha mẹ có thể ghi nhật ký số lần trẻ cử động nhỏ hoặc nháy mắt. Nếu trẻ kiên trì, cố gắng hãy thưởng khích lệ cho trẻ. Việc luyện tập này có thể làm tăng sự kiên nhẫn và chú ý cho trẻ.

2. Ngồi như đồng hồ

Ngồi trên ghế, mắt nhắm lại tập trung sự chú ý âm thanh, chú ý lắng nghe âm thanh nào xung quanh mình. Những âm thanh này đến từ đâu? Các đặc điểm của những âm thanh này là gì?

3. Trò chơi diễn tập

Cho trẻ xem sách vẽ trong vòng 15 phút hoặc kể chuyện rồi yêu cầu trẻ lặp lại theo yêu cầu. Để tránh cho việc trẻ không chịu tập trung, bạn chỉ cần yêu cầu trẻ dựa trên bức tranh đó hoặc câu chuyện đó mà linh hoạt sắp xếp để kể lại. Bạn có thể đặt một vài câu hỏi lớn, yêu cầu trẻ vẽ lại những hình ảnh trẻ vừa nghe thấy hoặc nhìn thấy, hoặc có thể diễn lại dẽ sẽ dần dần hiểu được yêu cầu cần thiết của sự tập trung.

4. Bài tập ghép hình hoặc trò chơi tangram

13 trò chơi rèn luyện sự tập trung cho trẻ - Ảnh 2

Đây là chương trình rèn luyện sự tập trung chú ý hiệu quả nhất trong không gian 2D đòi hỏi trẻ phải duy trì khả năng phán đoán, trí tưởng tượng và khả năng phân tích liên tục trong khoảng thời gian dài. Và thử thách của trò chơi này sẽ mang lại cho trẻ cảm giác đạt được thành tích. Trên thực tế cảm giác đạt được thành tựu chính là động lực rất lớn để trẻ em đạt được khả năng tập trung cao.

5. Bài tập về Domino

Khoảng 70% trẻ em thiếu tập trung đã đạt được tiến bộ lớn trong việc rèn tính kiên nhẫn thông qua bài tập về trò chơi Domino. Trò chơi Domino thật sự là một bài huấn luyện tuyệt vời để kiểm tra một đứa trẻ có thể giữ được kiên trì trong thời gian bao lâu. Luyện tập trò chơi Domino là một cách hiệu quả duy trì sự tập trung. Cảm giác hồi hộp khi đẩy hàng trăm quân Domino ngay lập tức cho phép trẻ có cảm giác hạnh phúc đã đạt được thành tích, và trẻ có thể vượt qua tính đơn điệu của sự tập trung.

6. Phương pháp Schulte (luyện tập sự tập trung chú ý và cao độ của thị giác)

Trong một bảng có 25 ô vuông nhỏ, điền các số 1-25 đã được xáo trộn, sau đó bằng tốc độ nhanh nhất vừa đọc số vừa chỉ ra số. Trẻ em từ 7-8 tuổi tìm các chữ số theo biểu đồ từ 30-50 giây, người lớn nhìn thấy biểu đồ trong khoảng từ 25-30 giây.

7. Loại bỏ số lượng hoặc ký hiệu (huấn luyện sự kiên trì tập trung chú ý)

Ví dụ cho trẻ một dãy số nhìn kỹ và khoanh tròn số thứ 2 sau số 5

27568456954321548655792574358946743259875638578902315

8. Sắp xếp hạt, ghim chuỗi

Chuẩn bị các hạt và dây, xâu các chuỗi hạt vào nhau, ghi nhớ thời gian và xâu chuỗi các hạt càng nhiều càng tốt trong thời gian được định trước.

9. Trò chơi kẹp quả bóng thủy tinh

Chuẩn bị quả bóng thủy tinh và đôi đũa, dùng đũa gắp bóng cho vào hộp, ghi nhớ thời gian, trẻ càng chơi lâu càng tốt.

10. Lắng nghe đồng hồ báo thức

Chuẩn bị một cái đồng hồ báo thức, im lặng lắng nghe tiếng tích tắc của nó và âm thầm đếm trong đầu. Ngày thứ nhất đếm đến 10, ngày thứ hai đếm đến 15, ngày thứ ba đếm đến 20, ngày thứ tư đếm đến 25, ngày thứ năm đếm đến 30.

Mỗi ngày đếm như thế 8 lần theo chu kỳ 5,6 ngày liên tiếp. Cách tập luyện như thế giúp nâng cao khả năng chú ý. Nếu tuân thủ theo vài chu kỳ hiệu quả sẽ rõ ràng hơn.

11. Xem ai đang đếm nhanh

Cách 1: Chỉ cần viết hai số, một số ở bên trên và một ở bên dưới. Ví dụ 2 và 7:

Cách viết đầu tiên: cộng chúng lại, tổng của hai số được viết bên cạnh số ở trên và lấy số đầu tiên bên trên viết bên dưới rồi lại cộng tiếp viết số bên trên số bên cạnh số bên dưới...Khi tổng của hai số lớn hơn 10 thì chỉ viết số ở hàng đơn vị

2 9 1 0 1 1 2 3 5

7 2 9 1 0 1 1 2 7

Cách viết thứ 2: thực hiện phép trừ, kết quả viết xuống cột bên dưới, rồi lại tiếp tục thực hiện phép trừ giống như mẫu dưới.

2 7 5 2 3 1 2 1

7 5 2 3 1 2 1 1

Hai người cùng chơi với nhau, một người đưa ra yêu cầu: sử dụng cách thứ nhất, sau 30 giây đổi sang cách thứ hai, cứ như thế.

Thực hiện trò chơi này lúc đầu chỉ chơi khoảng 3 phút mỗi lần, mỗi tuần chơi 2-3 lần để xem có sự cải thiện nào vào về tính toán không? Lỗi sai nhiều ở việc tính cộng hay trừ? Sau 3 tuần mỗi lần chơi tăng lên 5 phút, 3-4 lần mỗi tuần.

12. Trò chơi que diêm

Người lớn xếp một số que diêm lôn xộn với yêu cầu mỗi que diêm phải tiếp xúc với ít nhất một que diêm khác sau đó yêu cầu trẻ nhặt từng que diêm càng nhẹ nhàng càng tốt, cố gắng để không chạm vào que diêm khác.

13. Chơi bóng bàn

Đây là trò chơi yêu cầu tập trung chú ý, bố mẹ cũng có thể thử phương pháp được cho là rất hiệu quả này.

Sai lầm trong nuôi dạy con hiện tại ảnh hưởng đến trẻ trong tương lai như nào?

Những sai lầm như kiểm soát con cái thái quá, không trao cho con quyền tự quyết, không thể hiện tình yêu với con mỗi ngày ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của con sau này.

TIN MỚI NHẤT