Vỏ tỏi là thứ sẽ luôn bị vứt đi trong quá trình chế biến thức ăn, đó chính là vì chúng ta chưa biết được công dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho cuộc sống.
- Cho 1 tép tỏi vào bồn cầu ban đêm, sáng ra bạn có thể không tin được vào mắt mình với kết quả
- Bỏ túi 4 mẹo bảo quản tỏi cực đơn giản, để trong thời gian dài cũng không sợ bị hỏng
Với hàm lượng cao allicin - chất có khả năng diệt khuẩn mạnh, tỏi được mệnh danh là "thuốc kháng sinh tự nhiên" bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch. Theo Live Strong, 100gr tỏi cung cấp 150 calo, 33gr carbs, 6,36gr protein. Nó cũng giàu các dưỡng chất như vitamin B1, B2, B3, B6, folate, C, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali… Không chỉ phần thịt mà ngay cả vỏ tỏi cũng rất hữu ích.
Lợi ích bất ngờ của vỏ tỏi
Vỏ tỏi được coi là chất thải nông nghiệp, tuy nhiên từ nó, người ta có thể trích ly các hợp chất sinh học mang hoạt tính chống oxy hóa, có thể được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.
Theo All Recipes, vỏ tỏi không chứa tinh dầu tỏi nên không thơm, nhưng nó lại có nhiều chất chống ôxy hóa, giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa và bảo vệ tim mạch.
Một nghiên cứu ở Nhật Bản cho biết, lượng phenylprôpanid - một chất chống ôxy hóa - trong vỏ tỏi có cao gấp 6 lần so với phần thịt. Ngoài ra, vỏ tỏi rất giàu quercetin, giúp giảm viêm cơ và tăng cường khả năng chống dị ứng. Dù lớp vỏ này không thể ăn nhưng bạn có thể thêm vào khi nấu và lấy ra trước khi ăn các chất hữu ích ngấm vào thực phẩm trong quá trình đun nấu.
Đuổi muỗi và côn trùng
Vỏ tỏi có mùi thơm đặc biệt mà muỗi và nhiều loại côn trùng không thích. Bằng cách sử dụng vỏ tỏi, bạn có thể: Đập nhuyễn vỏ tỏi và đặt nó xung quanh nhà hoặc khu vực bạn muốn bảo vệ khỏi côn trùng.Đặc biệt là trong mùa hè, khi muỗi hoạt động nhiều, vỏ tỏi có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của chúng mà không cần dùng thuốc sâu.
Ngâm chân
Sau một ngày bận rộn, nhiều người giải tỏa mệt mỏi bằng cách ngâm chân. Thói quen ngâm chân có rất nhiều lợi ích, không chỉ giảm mệt mỏi mà còn ngăn ngừa cảm lạnh. Bạn có thể cho một ít vỏ tỏi vào nước ngâm chân, tốt nhất là nước ấm 60 độ C. Nhiệt độ của nước giúp giải phóng hoàn toàn allicin, khiến tác dụng kháng khuẩn, chống viêm của allicin phát huy tốt hơn, loại bỏ mùi hôi chân, khiến đôi chân trở nên sạch sẽ và thoải mái hơn.
Khử mùi hôi giày
Đây cũng là một lợi ích bất ngờ của vỏ tỏi. Chúng ta cũng có thể tận dụng đặc tính diệt khuẩn và kháng khuẩn của allicin trong vỏ tỏi để khử mùi hôi giày. Chỉ cần lấy một nắm vỏ tỏi lần lượt bỏ vào từng chiếc giày và để qua một đêm, hơi ẩm bên trong giày sẽ biến mất và giày sẽ trở nên khô ráo. Tất nhiên, mùi hôi cũng sẽ được loại bỏ luôn.
Phân bón thực vật tự nhiên
Vỏ tỏi rất giàu kali, đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nó có thể tăng cường khả năng chống chịu của cây, cải thiện khả năng miễn dịch của cây và làm cho cây khỏe hơn. Bạn có thể thu thập vỏ tỏi mà bạn bóc hàng ngày, đem phơi nắng cho khô, sau khi khô hẳn thì xay thành hạt mịn.
Khi bón phân cho hoa và cây tại nhà, bạn rắc đều những hạt mịn vỏ tỏi này lên bề mặt đất trong chậu hoa, sau đó xới nhẹ nhàng cho đất trộn đều vỏ tỏi với đất. Theo thời gian, vỏ tỏi sẽ dần phân hủy trong đất, giải phóng các chất dinh dưỡng như kali, cung cấp dinh dưỡng liên tục cho cây trồng. Sử dụng vỏ tỏi làm phân bón không chỉ thân thiện với môi trường và tiết kiệm mà còn giúp hoa, cây của bạn rực rỡ và tươi tốt hơn.
Làm đồ thủ công
Nếu bạn có khả năng thủ công, vỏ tỏi có thể được dùng để làm các sản phẩm như nến thơm, hoặc các loại trang sức tự nhiên. Tận dụng vỏ tỏi không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn là cách hiệu quả để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt. Với những mẹo đơn giản này, bạn có thể tiết kiệm hàng triệu đồng mỗi tháng mà vẫn có một cuộc sống tiện nghi và bảo vệ môi trường hiệu quả.