Không còn lo ngại đũa gỗ bị mốc với 4 nguyên liệu "thần thánh" có sẵn trong bếp mọi nhà
- Một dung dịch bạn sử dụng thường ngày, nhưng không hề biết thêm những công dụng kỳ diệu có thể tiết kiệm được một khoản lớn trong biệc chăm sóc nhà cửa
- Đắp khăn vào quạt điện, mẹo giúp nhà mát lạnh như điều hòa: vừa đỡ tốn điện vừa đuổi muỗi cực kì tiện
Sử dụng nước nóng
Hẳn là bạn cũng không quá ngạc nhiên khi biết nước nóng cũng có khả năng làm sạch đũa gỗ bị mốc. Với cách này, bạn chỉ cần rửa sạch những đôi đũa bằng nước nóng. Đặc biệt, nếu duy trì phương pháp này thường xuyên, đũa của gia đình sẽ luôn sạch sẽ và hết mùi thức ăn.
Sử dụng chanh
Cùng với nước sôi, chanh là một nguyên liệu an toàn để giúp loại bỏ mùi ẩm mốc khó chịu, góp phần diệt vi khuẩn trên các vật dụng bằng gỗ như đũa gỗ, muỗng gỗ. Bạn pha loãng nước cốt chanh với nước sôi, sau đó ngâm đũa gỗ, muỗng gỗ vào trong khoảng 15 phút. Chưa đến 15 phút mà nước nguội, bạn có thể thay bằng thau nước chanh nóng loãng khác để ngâm. Cuối cùng vớt ra, phơi thật khô dưới ánh nắng mặt trời.
Sử dụng muối
Muối vừa loại gia vị quen thuộc, lại vừa là chất tẩy rửa các vết bẩn rất hiệu quả. Với ưu thế là giá thành rẻ và dễ tìm, muối được nhiều chị em nội trợ ưu tiên để làm sạch đũa bị mốc.
Cách thực hiện: Bạn lấy muối cho vào xoong và đun sôi trong khoảng 5 - 7 phút. Sau đó cho các đôi đũa bị mốc vào và ngâm trong 5 phút. Cuối cùng, chỉ cần vớt đũa ra và phơi khô.
Giấm và mật ong
Sự kết hợp giữa giấm và mật ong sẽ giúp làm sạch các vết mốc trên đũa và giữ cho đũa luôn sáng bóng.
Bạn hãy cho mật ong và giấm vào một bát nước to rồi khuấy đều. Dùng khăn sạch nhúng vào hỗn hợp và vắt cho khăn còn ẩm. Dùng khăn này để lau từng chiếc đũa cho đến khi vết mốc không còn nữa.
Sau khi đã lau sạch, hãy đem đũa ra phơi nắng cho thật khô rồi mới cất đi.
Ngoài ra, để hạn chế đũa bị mốc, bạn nên biết những điều sau:
- Đầu tiên khi mới mua đũa về, việc cần thiết phải làm là rửa thật sạch, trụng đũa qua nước sôi, sau đó phơi nắng thật ráo rồi mới được sử dụng. Bởi trong quá trình sản xuất, vận chuyển, đũa đã có thể bị nhiễm khuẩn, virus hay chất hóa học nào đó.
- Sau khi dùng đũa để gắp thức ăn, nên rửa sạch bằng nước rửa bát, rửa lại 3 lần bằng nước sạch bởi nếu để nước rửa bát còn bám lại trên đũa, chúng sẽ theo thức ăn thâm nhập vào cơ thể bạn. Đũa rửa xong phải được phơi nắng cho khô ráo, tránh để ẩm dễ bị mốc, mối mọt, gây ngộ độc thực phẩm, nhẹ thì đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ói mửa, nặng hơn sẽ trụy tim mạch dẫn đến tử vong. Đặc biệt, khi rửa đũa, bạn không nên mạnh tay chà xát như thói quen từ trước đến nay vẫn làm (được cho là sẽ sạch đũa). Tuy nhiên, đây là cách khiến lớp sơn bảo vệ đũa bị mất đi, từ đó tạo ra rãnh nhỏ là nơi trú ẩn cho vi sinh vật.
- Ngoài ra, hàng tuần bạn nên trụng, luộc đũa trong nước sôi khoảng 30 phút, sau đó phơi khô ráo rồi mới cất. Đó là cách loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.