Bật điều hòa nhiệt độ thấp nhất, quạt kêu to đùng nhưng phòng không mát thì hãy thử ngay cách sau cực đơn giản mà chẳng cần gọi thợ kiểm tra.
- Nồi cơm điện có một vị trí quan trọng này, nếu bạn giữ nó luôn sạch sẽ đảm bảo mỗi tháng tiền điện giảm phân nửa ngay lập tức!
- Sức khỏe giảm sút, bất ngờ thủ phạm từ nồi chiên không dầu
Đôi khi bạn sẽ gặp tình trạng điều hòa vẫn bật nhưng chẳng làm mát được nhà bạn khiến bạn cực kì khó chịu khi phải vật lộn với cái nóng buổi trưa. Vậy hãi cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến điều hòa không làm mát được không khí
Lý giải về điều này, các nhà phân phối và nhân viên kỹ thuật lâu năm cho biết, nguyên nhân chính khiến điều hòa chạy nhưng không mát là do bộ phận lưới lọc điều hòa lâu ngày không được làm sạch. Bụi bẩn bám chặt vào lưới, cản trở quá trình lưu thông gió từ thiết bị tới không gian phòng.
Chủ một cửa hàng sửa điều hòa ở Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết khoảng 70% trường hợp điều hòa kém mát mà bên anh được thuê kiểm tra là do dàn nóng và dàn lạnh quá bẩn.
Ngoài ra, việc lưới lọc bị bẩn khiến công suất hoạt động của điều hòa tăng lên, làm tốn điện và gây ra tiếng ồn.
Theo một chuyên gia về đồ điện gia dụng, một nghiên cứu cho thấy điều hòa có thể giảm công suất 1% mỗi tuần do bụi bẩn bám vào lưới lọc. Lưới lọc bám đầy bụi có thể làm giảm lượng không khí lưu thông, chậm cung cấp khí mát. Điều này có thể khiến lượng điện tiêu hao tăng lên 5-15% so với khi mới lắp điều hòa.
Vì vậy, khi điều hòa không mát như ý muốn hoặc phát ra tiếng ồn lớn, điều đầu tiên cần làm là kiểm tra lưới lọc. Sau một thời gian sử dụng, bạn cũng có thể tháo lưới lọc ra để vệ sinh định kỳ
Cũng theo lời khuyên của các nhà phân phối và nhân viên kỹ thuật, đối với các hộ gia đình, nên vệ sinh tấm lọc điều hòa khoảng 3-4 tháng một lần nếu sử dụng điều hòa hàng ngày. Nếu tần suất sử dụng thấp hơn, có thể vệ sinh 6 tháng/lần.
Đối với các công ty, nhà hàng, cơ sở sản xuất... việc vệ sinh lưới lọc của điều hòa cần thực hiện thường xuyên hơn, 1 tháng/lần vì máy phải hoạt động tần suất cao hơn trong môi trường nhiều bụi bẩn hơn.
Cách vệ sinh điều hòa tại nhà không cần gọi thợ
Trước khi vệ sinh điều hoà cần chuẩn bị:
Bơm tăng áp: Đây là máy bơm nước với áp suất cao dùng để xịt rửa các khe kim loại trên dàn nóng, lạnh. Chỉ cần cắm một đầu vòi vào chậu nước, đầu còn lại bấm nút để xịt nước bất cứ khi nào cần. Bạn có thể dùng bình xịt kính hoặc bình tưới cây để thay thế.
Túi nilon: Các dịch vụ vệ sinh điều hoà thường dùng máng tôn hoặc túi hứng nước bẩn dài tương đương giàn lạnh và có thể treo cố định vào giàn lạnh. Bạn có thể dùng 1 túi nilon lớn hoặc chế áo mưa thành 1 túi lớn sao cho có thể chứa nước bẩn trong quá trình xối rửa.
Các vật dụng khác: Tua-vít; nước sạch; nước rửa chén hoặc chất tẩy rửa để lau chùi dàn lạnh; khăn sạch hoặc túi nilon ngăn nước bắn vào các bo mạch.
Cách vệ sinh điều hòa tại nhà:
Bước 1: Ngắt điện máy lạnh
Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh máy lạnh, bạn hãy ngắt nguồn điện kết nối với máy lạnh.
Bước 2: Vệ sinh dàn lạnh
Trước tiên, bạn tháo quạt đảo gió, mở nắp máy lạnh theo chiều từ dưới lên trên và lấy tấm lọc bụi ra. Dùng tua vít tháo ốc cố định vỏ máy trên dàn lạnh. Sau đó, bạn dọn dẹp bụi bẩn.
Bạn dùng túi vệ sinh bao toàn bộ thân máy. Kế tiếp, bạn dùng dung dịch vệ sinh máy lạnh làm sạch các bộ phận trong dàn lạnh như cánh quạt lồng sốc, bộ lọc không khí và các bộ phận khác.
Bước 3: Vệ sinh dàn nóng
Bạn tháo vỏ bảo vệ ở mặt trước dàn nóng, dùng vòi xịt để rửa lớp bảo vệ này. Kế tiếp, bạn vệ sinh cánh quạt và những góc bị bám bụi bên trong.
Sau khi đã xịt rửa các bộ phận dàn nóng, bạn dùng khăn khô lau sạch sẽ. Bạn không nên xịt nước trực tiếp vào khu vực chứa bo mạch, dễ dẫn đến hư hỏng.
Bước 4: Kiểm tra gas máy lạnh
Bạn sử dụng đồng hồ đo gas chuyên dụng để kiểm tra gas máy lạnh, xem ống dẫn có bị rò rỉ hoặc máy lạnh có sắp hết gas không. Nếu gặp tình trạng này, bạn hãy liên hệ đến cửa hàng uy tín để khắc phục kịp thời.
Bước 5: Lắp lại các bộ phận vào máy lạnh
Bạn cần chắc chắn rằng các bộ phận của dàn nóng và lạnh đều lau khô sạch sẽ thì mới lắp lại. Bạn thực hiện ngược lại với bước tháo ra.
Đối với dàn lạnh: Lắp tấm lọc bụi vào vị trí cũ cẩn thận tránh làm rách lưới. Tiếp đó, lắp quạt đảo gió và đậy nắp máy lạnh theo chiều từ trên xuống dưới. Dùng tua vít vặn ốc cố định trên thân máy.
Đối với dàn nóng: Bạn lắp lại bỏ bảo vệ ở mặt trước sao cho các ngạnh trùng khớp với nhau.
Bước 6: Kiểm tra và vận hành máy lạnh
Bật cầu dao điện cho máy lạnh để hoạt động. Bạn đã hoàn tất quá trình vệ sinh máy lạnh khi thấy máy chạy êm và không phát sinh dấu hiệu bất thường, không có tiếng động lạ.
Chi với cách vệ sinh điều hòa tại nhà đơn giản trên đây là bạn có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà và không cần thợ rồi. Bạn đừng lười nhé, nếu không muốn máy lạnh dùng chưa bao lâu đã bị “lên đường”.
Bao lâu thì nên vệ sin điều hòa một lần?
- Tùy thuộc vào thời gian sử dụng và nhu cầu của mỗi gia đình mà thời gian giữa 2 lần vệ sinh điều hòa có sự khác biệt.
+ Đối với hộ gia đình: Khoảng từ 3 – 4 tháng/lần nếu thường xuyên mở điều hòa (gần như cả ngày) hoặc khoảng 6 tháng/lần nếu chỉ cho máy hoạt động từ 6 - 8 tiếng/ngày.
+ Đối với công ty, nhà hàng: Trung bình 3 tháng/lần hoặc khoảng 1- 2 tháng/lần nếu môi trường làm việc có nhiều bụi bẩn.
+ Đối với cơ sở, xí nghiệp sản xuất: Do tần suất hoạt động có thể lên đến 24/24 để phục vụ công việc, nên vệ sinh máy khoảng 1 tháng 1 lần.
Ngoài ra bạn nên thực hiện cách vệ sinh điều hòa khi sản phẩm xuất hiện một trong những biểu hiện sau:
+ Điều hòa kém mát, dẫn đến chạy mãi không ngắt.
+ Điều hòa chạy thổi ra hơi có mùi hôi khó chịu
+ Dàn lạnh điều hòa bị chảy nước khi chạy
- Khi đó bạn cần vệ sinh điều hòa để đảm bảo sản phẩm luôn hoạt động hiệu quả cũng như mang đến nhiều lợi ích như: Tạo không khí trong sạch, mát mẻ, tăng khả năng làm lạnh, tăng tuổi thọ điều hòa,...