Thời tiết nắng nóng, điều hòa đã trở thành thiết bị được sử dụng thường xuyên nhất trong mùa hè. Hãy ngày 6 bí kíp dưới đây để giúp tiết kiệm điện hiệu quả còn tốt cho sức khỏe.
- Dùng điều hòa lâu năm mà không biết cách này quá phí: Nhấn vào một nút đặc biệt trên điều khiển, tiết kiệm chục triệu tiền điện mỗi năm
- Cách vệ sinh chiếu điều hòa ngay tại nhà: Dùng 1 mẹo nhỏ đơn giản này, ai cũng làm được
Trong những ngày hè nóng bức, việc điều hòa nhà bạn phải hoạt động hết công suất là điều hiển nhiên. Khi đó năng lượng tiêu thụ của điều hòa sẽ tăng cao, và bạn có thể choáng váng khi nhìn thấy hóa đơn tiền điện của gia đình cao ngất ngưởng. Nhưng đừng quá lo lắng, hãy bỏ túi những cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện để giảm chi phí sinh hoạt hằng tháng ngay trong bài viết này nhé!
Đặt nhiệt độ điều hòa 25 đến 27 độ C là phù hợp nhất
Cách mở máy lạnh tiết kiệm điện là điều chỉnh nhiệt độ từ 25 - 27 độ C. Đây là mức nhiệt thích hợp vừa giúp gia đình bạn giảm thiểu chi phí tiêu thụ điện, vừa giúp cơ thể dễ dàng thích nghi, tránh được tình trạng “sốc nhiệt”. Nếu đặt nhiệt độ thấp hơn 25 độ C, máy sẽ phải hoạt động liên tục để duy trì mức nhiệt độ đã cài đặt, tuổi thọ của thiết bị giảm và tiêu tốn điện năng gấp mấy lần thông thường.
Chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời không được quá lớn, thường khoảng 8 – 10 độ C. Nếu nhiệt độ 35 độ C thì nhiệt độ vào mùa hè khoảng 25 đến 27 độ C là hợp lý nhất để tránh mắc bệnh. Đồng thời, khi nhiệt độ chênh lệch không quá nhiều, điều hòa cũng tiết kiệm điện hơn.
Không nên bật/tắt liên tục
Thao tác Bật/Tắt liên tục khiến máy điều hòa giảm độ bền, tiêu tốn nhiều điện năng. Khi thực hiện thao tác bật, máy lạnh phải sử dụng rất nhiều điện năng để khởi động máy nén, động cơ quạt, nhằm làm lạnh không khí đạt đến mức nhiệt độ mong muốn. Vậy nên hãy luôn bật máy và tắt trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút là hợp lý.
Sau khi đã tắt máy bằng điều khiển, hãy ngắt luôn Aptomat - công tắc nguồn điện vào máy. Nếu chỉ tắt bằng điều khiển từ xa, máy vẫn tiêu thụ một lượng điện năng đáng kể. Việc ngắt điện của máy còn để phòng tránh các trường hợp chập điện bên trong máy, gây hư hỏng.
Mở cửa sổ sau 3 giờ sử dụng điều hòa
Nếu không mở cửa sổ để thông gió sau 3 giờ sử dụng điều hòa, không khí trong nhà có thể không trong lành. Không khí không được thay đổi trong 6 giờ, không khí sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng và mức độ ô nhiễm có thể gây hại cho sức khỏe.
Nếu bạn cảm thấy khó thở hoặc bị cảm lạnh, buồn ngủ, phản ứng chậm chạp hơn,… tất cả đều liên quan đến việc bạn ở trong không gian kín quá lâu và không được cung cấp đủ oxy. Vì vậy, sau 3 giờ bật điều hòa, bạn nên mở cửa sổ để thông gió 10-15 phút một lần.
Tắt máy điều hòa trước khi ra ngoài khoảng 30 phút
Theo như các chuyên gia khuyến cáo thì nên tắt điều hòa trước khi ra ngoài 30 phút. Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ trong phòng vẫn đủ mát để bạn cảm thấy thoải mái, tắt đi trước sẽ tiết kiệm điện. Hơn nữa, lúc này nhiệt độ hạ từ từ để cơ thể thích ứng, tránh trường hợp sốc nhiệt khi ra ngoài.
Lắp đặt điều hòa ở độ cao 1,7m
Thông thường, cửa hút gió của máy điều hòa nằm ở nửa trên và cửa thoát gió nằm ở nửa dưới. Nếu lắp điều hòa quá cao, không khí lạnh đã trải qua quá trình trao đổi nhiệt sẽ bị điều hòa hút lại trước khi chìm xuống phần dưới của căn phòng. Nếu lắp điều hòa quá thấp, mặc dù sau khi bật điều hòa sẽ nhanh chóng làm mát nhưng người dễ bị đau nhức, đau lưng do tiếp xúc quá nhiều với khí lạnh. Chính vì vậy, khi lắp điều hòa cao hơn đầu một chút, cơ thể con người sẽ ở trạng thái tốt nhất. Vì vậy, để cân bằng thì tốt nhất nên lắp đặt điều hòa ở độ cao khoảng 1,7m.
Bật điều hòa trước rồi đóng cửa sổ lại
Một mẹo quan trọng khác khi sử dụng điều hòa là hãy bật điều hòa trước rồi đóng cửa sổ sau. Hay nói cụ thể hơn, thì bật điều hòa trước và đợi các chất ô nhiễm trong điều hòa được thải ra ngoài trước rồi hẵng đóng cửa sổ lại. Điều này có thể ngăn ngừa nhiều bệnh về đường hô hấp như hen suyễn.
Trên đây là 6 cách dùng điều hòa tiết kiệm điện, đảm bảo sẽ giúp hóa đơn tiền điện của nhà bạn giảm đáng kể sau mùa nắng nóng này mà còn không ảnh hưởng đến sức khỏe.