Bạn có muốn đồ dùng nhà bếp của mình sạch sẽ và gọn gàng không? Hãy tránh những sai lầm này để đảm bảo chén bát của bạn luôn sạch sẽ, thơm tho.
- 4 mẹo xử lý bồn rửa bát bị tắc mà không cần đổ nước nóng, vừa tiện lợi vừa khử được mùi hôi
- Thói quen rửa bát này khiến vi khuẩn tăng vọt 480.000 lần, nhiều gia đình mắc phải nhưng vẫn làm đều đặn
Một cảnh tượng mà tất cả chúng ta đều sợ hãi khi nhìn thấy trong nhà bếp là bồn rửa chứa đầy bát đĩa bẩn. Nếu bạn không chú ý đến quá trình làm sạch, bát đĩa có thể nhanh chóng bị hỏng và để lại mùi hôi cũng như vi khuẩn không mong muốn.
Hầu hết chúng ta đều vô tình mắc phải những sai lầm này, nhưng với nhận thức tốt hơn, bạn có thể lưu tâm hơn trong tương lai. Hãy tránh những sai lầm dưới đây để đảm bảo chén bát của bạn không có mùi.
Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến cần tránh khi rửa bát
1. Sử dụng nước nóng
Bạn có thích sử dụng nước nóng hơn nước lạnh khi rửa bát không? Nếu vậy thì đã đến lúc phải dừng lại. Mặc dù nước nóng có thể có lợi trong việc loại bỏ dầu mỡ nhưng nước nóng không phải là thứ tốt nhất cho bàn tay của bạn. Sử dụng nước nóng rửa chén bát có thể dễ dàng làm khô da tay và cũng có thể gây bỏng. Ngoài ra, không phải chén bát nào cũng cần rửa với nước nóng.
Để tránh điều này, hãy sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm. Bạn có thể sử dụng nước nóng để làm sạch riêng các dụng cụ dính dầu mỡ, nhưng tránh sử dụng nước nóng để làm sạch tất cả các loại chén bát không bám dầu mỡ.
2. Dùng quá nhiều nước rửa chén
Một sai lầm phổ biến khác mà mọi người mắc phải khi rửa đồ dùng là sử dụng quá nhiều nước rửa chén. Tất nhiên, chúng ta cần nước rửa chén để làm sạch toàn bộ cặn thức ăn còn sót lại. Tuy nhiên, lạm dụng quá nhiều nước rửa chén sẽ khiến việc rửa chén trở nên lâu hơn. Chỉ với một vài giọt nước rửa chén đã có thể đủ chất tẩy rửa để làm sạch các loại chén bát thông thường. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng nước rửa chén chất lượng tốt.
3. Không thay mới miếng bọt biển
Tất cả chúng ta đều sai lầm khi làm điều này - sử dụng miếng bọt biển nhiều lần. Miếng bọt biển rửa chén có xu hướng hấp thụ các mảnh thức ăn từ đồ dùng và thậm chí có thể bốc mùi. Hãy thay mới miếng bọt biển thường xuyên để hạn chế mùi hôi và vi khuẩn lây lan.
4. Không vệ sinh bồn rửa chén
Bạn cũng phải làm sạch bồn rửa nhà bếp thật kỹ trước khi rửa bát đĩa. Bồn rửa bẩn là nơi sinh sản của vi khuẩn, có thể dễ dàng truyền sang đồ dùng. Bồn rửa nhà bếp càng sạch thì càng có ít vi khuẩn và mảnh vụn. Có thể bạn phải tốn thêm công sức để vệ sinh bồn rửa thường xuyên nhưng nó sẽ khá có lợi cho sức khỏe của bạn.
5. Không để chén đĩa khô
Để bát đĩa có đủ thời gian để khô cũng quan trọng không kém việc làm sạch. Sau khi rửa sạch, bạn phải đặt chúng lên giá hoặc trải trên kệ để chúng khô. Đảm bảo chén đĩa khô hoàn toàn trước khi đặt trở lại tủ bếp. Nếu chén đĩa còn ẩm ướt sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, còn có thể tạo ra mùi khó chịu.