Không phải đặt loại quả nào trên bàn thờ cũng tốt, có những loại kiêng kỵ không được bày lên bàn thờ, điều này ai cũng cần lưu ý.
- Ngâm trái cây, rau củ trong dung dịch này có thể loại bỏ 90% thuốc trừ sâu
- Sai lầm khiến rau củ càng rửa càng bẩn, mất chất dinh dưỡng
Trái cây chín là sản vật của tự nhiên, là sự hội tụ tinh túy của trời đất nên được coi là lễ vật tinh sạch, thanh khiết phù hợp để dâng cúng. Tuy nhiên, đối với những người cẩn thận trong việc hương khói, có những loại quả không được dùng cúng Phật và các bậc được thờ phụng khác.
Loại quả này không được dùng cúng Phật, thần, tổ tiên
Khi chọn trái cây để đặt lên bàn thờ thắp hương, bạn phải lựa chọn kỹ càng để dâng lên những quả tươi ngon, màu sắc và hình dáng đẹp, vỏ ngoài nguyên vẹn, không có vết sứt sẹo; có như vậy mới thể hiện được lòng thành kính. Ngoài ra, cần lưu ý những loại quả này không được dùng cúng Phật, thần linh hay tổ tiên ông bà:
- Những quả bầm dập, có dấu hiệu hư hỏng: Lễ vật dùng trong thờ cúng luôn phải có chất lượng tốt nhất. Bạn không cần mua trái cây đắt tiền, nhưng nhất định phải đảm bảo độ tươi. Thắp hương bằng những quả bầm dập, chín nẫu hoặc có dấu hiệu hỏng là biểu hiện của sự tùy tiện, bất kính.
- Trái cây không sạch: Lễ vật dùng để thờ cúng có yêu cầu rất cao về sự sạch sẽ. Vì thế, bạn cần rửa sạch trái cây và để ráo trước khi đặt lên bàn thờ.
- Những loại quả có mùi quá đậm, gắt, kém tao nhã: Sầu riêng và mít tuy ngon nhưng mùi quá nồng, quá "nặng", sẽ làm giảm cảm giác thanh tịnh, tinh khiết cần có ở không gian thờ tự, vì thế những loại quả này không được dùng cúng Phật, thần hay gia tiên.
Thế nhưng, 3 loại quả dưới đây ngon ngọt, sạch đẹp nhưng lại không được dùng thắp hương. Bạn đã biết chưa?
Quả lê
Lê là trái cây ngon ngọt. Và lê cũng là trái cây đắt tiền. Lê trước đây thường được dùng làm vị thuốc hiệu quả trị ho. Tuy nhiên lê lại bị kiêng không dâng thắp hương. Bởi vì chữ lê không mang ý nghĩa tốt đẹp. Lê gợi ra sự lê lết bi thương khó khăn. Lê trong tiếng Hán còn có ý nghĩa chia ly. Do đó thắp hương trái lê bị cho là mang điềm xui rủi không mang lại may mắn cho gia chủ. Thế nên người xưa kiêng tặng nhau quả lê, kiêng không thắp hương lê.
Ngày nay lê có nhiều loại nhiều giống mới và thuộc dạng trái cây đắt tiền, thường được mang đi biếu, đi tặng. Tuy nhiên trong khi sắp lễ cúng thì lê cũng không thuộc trái cây phổ biến trong nhóm ngũ quả.
Dưa hấu
Dưa hấu cũng là trái cây ngon ngọt. Ruột dưa hấu đỏ mang lại may mắn. Tuy nhiên dưa hấu lại bị kiêng kỵ không hay được thắp hương. Đó là vì dưa hấu là trái cây nằm sát mặt đất. Mà theo quan niệm xưa khi trái cây nằm sát mặt đất sẽ hấp thụ khí xấu trong quá trình phát triển. Do đó khi đặt lên ban thờ khí xấu có thể làm nhiễu loạn trường khí phòng thờ. Người xưa rất cẩn trọng trong việc thờ cúng nên thường chọn những trái cây ở trên cao, màu sắc đẹp, trồng ở nơi sạch sẽ mới mang đi dâng cúng.
Dưa hấu và một số quả khác nằm lan mặt đất bị cho là bẩn, hấp thụ nhiều tà khí nên sẽ ít khi được dâng lên thắp hương vì sợ phạm phong thủy.
Quả ớt
Ớt có màu đỏ rất đẹp. Nhưng ớt lại có vị cay nồng, nóng rát. Do đó người xưa kiêng thắp hương quả ớt vì sợ mang ý nghĩa cay đắng, chua chát, khổ đau. Những trái cây được thắp hương phải là trái cây ngon ngọt, mang ý nghĩa thanh mát. Ớt và những trái cây đắng chát ít được thắp hương.
Thế nhưng vì màu sắc và hình dáng xinh đẹp nên nhiều người vẫn xếp ớt vào mâm quả để tạo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên ở góc độ phong thủy thì việc làm này là không nên sẽ gây ra xáo trộn trường khí thờ cúng không mang lại may mắn tốt lành.