Mật ong là nguyên liệu tự nhiên được gia đình sử dụng thường xuyên. Theo MomJunction, bà bầu sử dụng mật ong đã được tiệt trùng sẽ đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
- Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai - Những nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục hiệu quả
- Bà bầu ho có đờm đặc không cần lo vì những 'tuyệt chiêu' điều trị này
Các chuyên gia khuyến cáo trẻ dưới 1 tuổi không nên cho uống mật ong vì hệ tiêu hóa non nớt, dễ gây nhiễm khuẩn.
Trong khi đó ở người trưởng thành, hệ cơ quan này đã chứa vi khuẩn ngăn ngừa độc tố botulinum nên hoàn toàn yên tâm khi uống mật ong, kể cả phụ nữ có thai.
Ích lợi của mật ong đối với sức khỏe bà bầu
Thành phần mật ong giàu các loại vitamin B, vitamin C, các khoáng chất quan trọng (sắt, magie, selen, kẽm, phốt pho, ka li...). Mật ong còn chứa cả hai loại đường fructose và glucose. Lợi thế này giúp ích cho sức khỏe của bà bầu khi uống hàng ngày.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa của mật ong giúp tăng khả năng miễn dịch cơ thể. Mật ong cũng giúp nhanh lành vết thương hở, trị các chứng ợ nóng bằng cách trung hòa axit dạ dày.
Làm giảm chứng mất ngủ
Vị ngọt thanh của mật ong cũng giúp khắc phục chứng mất ngủ. Uống sữa thêm một thìa mật ong trước khi đi ngủ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
Làm giảm cảm lạnh và ho
Đặc tính kháng khuẩn của mật ong ức chế hoạt động của virus trong cơ thể, giúp ngăn ngừa cảm lạnh. Mật ong là phương thuốc tự nhiên trị ho hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế, không có bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng trị ho của mật ong.
Làm dịu cơn đau họng
Các đặc tính chống viêm của mật ong sẽ giúp bà bầu làm dịu cơn đau họng. Hãy thêm mật ong vào trà gừng hoặc chanh và nhấm nháp khi bà bầu gặp hiện tượng này.
Chữa viêm loét dạ dày
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ mật ong thường xuyên làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori - nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày.
Giảm ngứa da đầu
Bản chất kháng khuẩn của mật ong không chỉ làm dịu cơn đau họng mà còn có hiệu quả trong việc loại bỏ gàu, trị ngứa da đầu. Bà bầu hãy đun một ít mật ong trong nước ấm và thoa lên da đầu để điều trị tình trạng này.
Giảm dị ứng
Bà bầu uống mật ong thường xuyên có thể giúp kiểm soát các cơn dị ứng theo mùa thường gặp trong thai kỳ.
Tác dụng phụ của mật ong đối với bà bầu
Tiêu thụ quá nhiều mật ong có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nhất định:
Gia tăng sự nhạy cảm với insulin: Mật ong làm tăng lượng đường trong máu và làm xấu đi tình trạng kháng insulin. Tiêu thụ hơn 25 gram fructose có thể ảnh hưởng đến thai kỳ.
Gây ra chuột rút: Tiêu thụ quá nhiều mật ong làm cho cơ thể bà bầu có tính axit, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Do đó, làm chậm quá trình tiêu hóa.
Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Hàm lượng đường cao trong mật ong có nguy cơ gây sâu răng và xói mòn men răng bà bầu.
Tăng cân: Lượng calo phong phú có trong mật ong cũng có nguy cơ khiến bà bầu dễ tăng cân.
Bà bầu uống mật ong như thế nào cho tốt?
Bà bầu chỉ nên uống từ 3 - 5 muỗng canh ( khoảng 180 đến 200 calo) mật ong mỗi ngày để đảm bảo an toàn. Để uống mật ong đúng cách, bà bầu cần lưu ý:
Không thêm mật ong vào nước nóng hoặc đồ uống vì nó giúp loại bỏ các enzyme lành mạnh của nó. Bạn có thể thêm nó vào nước ấm.
Không thêm mật ong vào thực phẩm giàu vitamin C và D vì các khoáng chất có trong mật ong sẽ vô hiệu hóa lợi ích của hai loại vitamin này.
Bà bầu cũng không nên trộn mật ong với sữa đông để tránh tác dụng phụ, dẫn đến chứng khó tiêu.
Khi chọn mật ong, bà bầu nên cẩn thận lựa chọn sản phẩm đã được tiệt trùng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Trường hợp chưa chọn được loại mật ong thích hợp, bà bầu có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng.