Trầm cảm sau sinh (PND) là một tình trạng rất phổ biến gây ảnh hưởng tới 15% số những người mới làm mẹ. Khi bị trầm cảm sau sinh, phụ nữ thường có cảm giác mệt mỏi, đuối sức, lo lắng, đôi khi cảm thấy cô đơn và bị cô lập.
- 3 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm
- Mẹ bầu "kết thân" với 4 loại thực phẩm này thường xuyên để con dễ có ngoại hình đẹp trong tương lai
Tình trạng trầm cảm sau sinh có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, thường bắt đầu khoảng ba tuần sau ca sinh nhưng cũng có thể đến nhiều tháng sau đó. Nhìn chung, không có một khung thời gian cố định hoặc công thức nào cho bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.
Dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm
Giai đoạn 1: Cảm thấy buồn chán, buồn chán không lý doo Bản thân không muốn làm gìo Cảm thấy cạn kiệt hết năng lượngo Bỏ hết những đam mê, sở thícho Bản thân không tự nhận thức được là mình có bệnho Dần tách biệt với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, xã hội và thế giới xung quanho Muốn xa lánh mọi thứ và thích ở 1 mình
Giai đoạn 2:
Cảm thấy sợ hãi, uể oải, thiếu sức sống
Muốn buông xuôi mọi thứ
Không muốn suy nghĩ hay làm việc
Sợ người lạ, đám đông, sợ cả những người thân thiết
Xuất hiện những nỗi sợ hãi chưa xuất hiện như: sợ bóng đêm, sợ sâu, sợ ánh sáng…
Xuất hiện ảo tưởng
Cau có, nổi giận vô cớ, cáu giậno Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc
Cảm thấy không ai hiểu và không có ai giúp được mình
Mất niềm tin với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, xã hội xung quanh. o Không dám đối mặt với hiện tạio Biết bản thân có bệnh nhưng không tin tưởng ai.
Giai đoạn 3:
Tuyệt vọng, mất hết niềm tin vào bản thân, con người, cuộc sống, xã hội
Cảm thấy bản thân vô dụng
Có xu hướng làm hại bản thân (tự sát)
Xuất hiện hoang tưởng, cảm thấy không có lối thoát
Không muốn nghĩ đến quá khứ, tương lai
Tiêu cực, cảm thấy mặc cảm, tội lỗi và nghĩ đến cái chết
Ngủ li bì hoặc khó ngủ hơn bình thường, mất ngủ kéo dài
Cảm giác ám ảnh bởi bệnh tật
Thường nghĩ đến cái chết 5-7 lần/ tuần
Một số nguyên nhân phổ biến:
Thay đổi hooc môn trong cơ thể người mẹ
Tâm lý căng thẳng vì một vấn đề gì đó
Có lịch sử bị trầm cảm trước hoặc trong khi mang thai
Cơ thể mệt mỏi
Thiếu sự giúp đỡ, hỗ trợ từ gia đình
Hậu quả của bệnh trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào?
Thiếu năng lượng để vận động, sinh hoạt.
Người mẹ không có khả năng chăm sóc tốt cho con.
Thỉnh thoảng có ý định tự tử.
Một vài gợi ý hiệu quả từ chuyên gia khi bạn muốn tự vượt qua trầm cảm sau sinh:
Đối với người thân: Hãy chủ động chăm sóc bé và chú ý đến người mẹ nhiều hơn. Không gây thêm căng thẳng cho người mẹ và luôn khuyến khích mẹ thư giãn trong quá trình này. Ngoài ra, hãy giúp người mẹ có những bữa ăn dinh dưỡng giàu vitamin, khuyến khích mẹ phơi nắng sớm và vận động nhẹ nhàng thường xuyên sẽ giúp việc lấy lại niềm vui sống hiệu quả hơn.
Đối với mẹ: Đừng che giấu cảm xúc và nhờ người thân khi cảm thấy khó chịu hoặc bế tắc là điều tiên quyết. Mẹ có thể dành thời gian để vẽ ra kế hoạch 24 giờ của mình gồm việc chăm sóc bé và bản thân. Ngoài ra, mẹ cũng nên đọc sách thai giáo hoặc sách tâm lý nhẹ nhàng nhưng hạn chế sách đề cập đến vấn đề trầm cảm để tránh kết nạp những nội dung nhạy cảm trong lúc tâm lý chưa vững vàng.