Các bác sĩ đánh giá, việc phẫu thuật cho cụ khá nguy hiểm, vì người bệnh tuổi cao, tim mạch khó thích nghi, có thể ngưng tim khi phẫu thuật.
- Chuột rút khi ngủ, ai cũng nghĩ thiếu canxi nhưng lại bỏ qua dấu hiệu 3 bệnh nguy hiểm
- Sự thật về tin đồn trứng chần tăng cường 'bản lĩnh' phái mạnh và điều gì xảy ra khi dùng 2-3 quả/ngày?
Sa tử cung là gì?
Bệnh sa tử cung có thể xảy ra ở mọi đối tượng nữ giới. Bệnh xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng giãn ra, không còn khả năng nâng đỡ tử cung khiến cho tử cung bị tụt vào trong ống âm đạo hoặc ra ngoài âm đạo tùy theo từng mức độ bệnh.
Bệnh sa tử cung có thể gặp ở mọi phụ nữ nhưng các trường hợp sau được cho là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
+ Những phụ nữ đã trải qua quá trình sinh đẻ, đặc biệt là những trường hợp đẻ thường.
+ Thai nhi quá lớn, mang đa thai hoặc thời gian chuyển dạ quá lâu cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sa tử cung.
+ Sau sinh, phụ nữ không kiêng cữ mà thường xuyên vận động, mang vác nặng khiến phần đáy bụng phải co bóp nhiều và dễ gây tổn thương tử cung, từ đó dẫn tới bệnh sa tử cung.
+ Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ trung niên cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những phụ nữ trẻ tuổi.
+ Phụ nữ mang thai nhiều lần và liên tiếp trong thời gian ngắn.
+ Bệnh nhân đã từng trải qua phẫu thuật tử cung.
Phẫu thuật cho cụ bà 95 tuổi
Theo Báo Dân Trí, tháng trước, cụ X. (95 tuổi) thấy vùng kín bị phồng lên kèm tình trạng bí tiểu, đau buốt sau đi vệ sinh. Cụ còn lên cơn sốt cao, được người thân tự mua thuốc tây uống. Dù hết sốt nhưng tình trạng tiểu buốt kèm khối sa nặng tại vùng kín khiến bệnh nhân mất ngủ, sinh hoạt khó khăn.
Khi vào viện, cụ bà chia sẻ với bác sĩ từng bị tình trạng trên vào 55 năm trước, khi sinh con thứ 8. Lúc đó vì khối sa nhỏ và tự co đẩy vào trong âm đạo nên bà không đi khám, điều trị.
Các bác sĩ đánh giá, việc phẫu thuật cho cụ X. khá nguy hiểm, vì người bệnh tuổi cao, tim mạch khó thích nghi, có thể ngưng tim khi phẫu thuật. Ngoài ra ở người cao tuổi, phản xạ bảo vệ đường thở kém, chức năng thận suy giảm, gây mê khó khăn hơn.
Cụ bà được đội ngũ bác sĩ gây mê liên tục theo dõi, giám sát tình trạng. Ca phẫu thuật kéo dài gần 90 phút. Bệnh nhân hồi phục nhanh, có thể đi lại một ngày sau phẫu thuật. Sau ba ngày mổ, cụ bà được xuất viện với sinh hoạt trở lại bình thường.
Phòng sa tử cung
Theo VnExpress, phụ nữ đang ở giai đoạn đầu của sa tử cung có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, phụ nữ bị sa vừa hoặc nặng sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng tử cung và xuất hiện các triệu chứng như: cảm giác áp lực trì nặng, tức đè lên vùng chậu như đang ngồi trên một quả bóng nhỏ; đau hoặc gặp khó khăn khi quan hệ tình dục; tử cung nhô ra ngoài âm đạo; táo bón; khó khăn khi đi tiểu; đau lưng dưới.
Để tránh sa tử cung, phụ nữ nên hạn chế khuân vác vật nặng, cần bê đồ đúng tư thế. Bạn có thể sử dụng xe đẩy thay vì xách giỏ khi mua sắm. Trong thời gian ở cữ, nên thận trọng khi sử dụng dịch vụ massage sau sinh. Việc này cần được thực hiện bởi nhà trị liệu chuyên nghiệp để giúp cơ thể phục hồi đúng cách và thải sản dịch trong tử cung ra ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập các bài tập cơ sàn chậu như: bài tập kegel, yoga.
Việc lựa chọn phẫu thuật thường chỉ dành cho những phụ nữ không cần sinh thêm con. Điều này không phải vì phẫu thuật sẽ khiến bạn vô sinh mà vì những lần mang thai trong tương lai có thể khiến bạn dễ bị sa tử cung hơn. Với những người bị sa tử cung, quá trình mang thai sẽ cần được theo dõi chặt chẽ để ngăn ngừa các biến chứng khi sinh khiến sa tử cung trở nên nặng nề hơn.