Sau đẻ mổ cơ thể rất dau nhức và mệt khó có thể làm điều gì, thế nhưng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả em bé thì các mẹ vẫn nên nhớ làm luôn những điều này sau mổ xong nhé.
- Có 7 câu nói diệu kì giúp trẻ tự nín khóc hiệu quả mà bố mẹ chẳng cần quát mắng, nạt nộ
- Chỉ mất vài giây để nhận biết chính xác trẻ có mắc tật chân vòng kiềng hay không và cách phòng tránh hiệu quả
1. Cho con bú càng sớm càng tốt
Để có nguồn sữa dồi dào cho con, mẹ sữa nên cho con bú sữa càng sớm càng tốt. Cho trẻ sơ sinh bú càng sớm càng tốt không chỉ giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch mà còn làm giảm triệu chứng của bệnh vàng da và hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh. Một điều cần lưu ý là hệ thống tiết niệu của em bé chưa trưởng thành vì vậy bé sẽ đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là trước và sau khi bú. Vì vậy, mẹ sữa cần chú ý vệ sinh và thay bỉm cho bé.
2. Xoa bóp bụng
Sau khi sinh một em bé, cho dù là sinh thường hay sinh mổ, cơ thể người mẹ sẽ tiết sản dịch một cách tự nhiên. Xoa bóp bụng đúng cách không chỉ giúp đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn mà còn có lợi cho quá trình phục hồi sau sinh của người mẹ. Mặc dù xoa bóp bụng đôi khi gây đau đớn nhưng nếu không xoa bóp bụng dễ dẫn đến bế sản dịch, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ.
3 .Đi tiểu
Các bác sỹ thường yêu cầu sản phụ đi tiểu càng sớm, càng tốt, ít nhất là trong vòng 4 giờ sau khi sinh. Bởi vì nước tiểu ứ đọng trong cơ thể người mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp tử cung, gây viêm bàng quang hoặc xuất huyết sau sinh.
4. Chú ý đến sản dịch
Dù bạn sinh mổ, sản dịch vẫn sẽ chảy ra ngoài âm đạo như khi sinh thường, và đây là dấu hiệu cho thấy tử cung đang hồi phục tốt. Trong 3 hoặc 4 ngày đầu, sản dịch sẽ có màu đỏ tươi, sau đó lượng máu dần dần bớt đi và chuyển qua màu hồng, màu nâu khi nội mạc tử cung co lại. Đến khoảng vào ngày thứ 10, sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu. Do đó, các mẹ cần lưu ý nếu thấy sản dịch không chảy ra sau sinh, sản dịch có mùi hôi, hay có màu đỏ tươi trở lại… cần phải báo ngay với bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản, sót nhau hoặc băng huyết rất nguy hiểm với bà mẹ sau sinh.
Đồng thời, nên tránh ăn quá nhiều mà cần chia thành nhiều bữa trong ngày, tránh các loại thức ăn tanh như cá, ốc vì chúng gây ức chế quá trình ngưng tụ máu, không có lợi cho việc đông máu sau phẫu thuật, khiến vết thương lâu lành, thậm chí không lành được.
5. Chăm sóc và giữ vệ sinh vết mổ
Để không bị nhiễm trùng, các mẹ nên đặt 1 miếng vải sạch lên trên vết mổ giúp tránh mồ hôi ra quá nhiều thấm vào vết mổ gây đau, xót và lâu liền da. Khi tắm, mẹ không được chà xát mạnh lên vết mổ và chỉ xả nước nhẹ nhàng bằng vòi hoa sen sau đó lau khô bằng khăn mềm. Thông thường, vết mổ sẽ tự lành trong vòng 1 tuần lễ. Tuy nhiên, nếu vùng da xung quanh vết mổ chuyển sang sưng đỏ, chảy nước màu xanh lá hay mủ, hoặc gây đau đớn, là lúc cần phải đến bác sĩ để được điều trị kịp thời, vì đây là dấu hiệu của nhiễm trùng hậu sản.