Hoa quả là loại thực phẩm bổ dưỡng, nhất là với những mẹ bầu. Thế nhưng có những loại quả các mẹ tuyệt đối nên tránh trong ba tháng đầu thai kỳ.
- Thương tâm: Trầm cảm sau sinh mẹ ôm con 5 tháng nhảy cầu tự tử
- Đây chính là ĐẶC QUYỀN dành riêng cho lao động nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng hãy tận dụng
Mang thai là một hành trình với nhiều thay đổi. Từ ốm nghén buổi sáng đến những thay đổi nhanh chóng trong cấu trúc cơ thể, các mẹ mang thai phải thích ứng với rất nhiều thói quen khác lạ mà bản thân chưa trải qua bao giờ, một trong những thay đổi đó chính là chế độ ăn uống. Nên ăn những gì? Ăn gì thì an toàn và có lợi, cái gì thì không? Vốn dĩ tất cả các loại trái cây đều an toàn để ăn nhưng đối với các mẹ đang mang thai thì có một số loại quả nên tuyệt đối tránh trong ba tháng đầu thai kỳ bởi những nguy hiểm có thể xảy đến với thai nhi.
Vì sao thời gian ba tháng đầu thai kì lại vô cùng quan trọng như vậy?
Quá trình mang thai của phụ nữ được chia ra làm ba giai đoạn khác nhau, trong đó ba tháng đầu thai kỳ là quan trọng nhất, dù lúc này bụng chưa lộ rõ nhưng em bé vẫn đang phát triển bên trong. Hết ba tháng đầu thì hầu hết các cơ quan của bào thai đã được hình thành.
Và bởi vì thai nhi đang phát triển, chúng cũng không có hệ miễn dịch riêng, những cơ quan nội tạng sẽ dễ bị tấn công bởi nhiều thứ chẳng hạn như thuốc, nhiễm trùng, phóng xạ, thuốc lá và các hóa chất độc hại.
Vậy nên cách tốt nhất để giữ cho bạn và thai nhi khỏe mạnh là kiềm chế rượu, cà phê, hút thuốc hoặc ma túy. Thói quen lối sống tốt cũng đi đôi với sự phát triển lành mạnh của thai nhi, chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên, uống đủ nước và ăn những thứ phù hợp.
Khi nói đến thực phẩm không an toàn cho bà bầu, chúng ta thường nhắc đến phô mai mềm, sushi... hay bất cứ thứ gì có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số loại trái cây mà bạn đặc biệt nên tránh, nhất là trong ba tháng đầu tiên.
1. Nho
Có những ý kiến trái ngược khi đề cập đến trái nho là loại quả nên hay không nên ăn trong ba tháng đầu thai kì. Một số chuyên gia khuyên rằng nho an toàn để ăn trong khi một số chuyên gia khác lại cho rằng nên tránh. Trong khi nho có hàm lượng vitamin A và C cao (là chất dinh dưỡng quan trọng cho bà mẹ mang thai) thì đây là vài lý do tại sao bạn nên tránh xa nho trong ba tháng đầu:
Nho có chứa độc tính resveratrol: Vỏ bên ngoài của nho rất giàu hợp chất resveratrol. Mặc dù nghiên cứu khoa học xác định resveratrol như một chất dinh dưỡng lành mạnh nhưng nó lại có thể gây độc cho phụ nữ mang thai. Điều này là do resveratrol có thể phản ứng với mức độ hormone không cân xứng mà phụ nữ mang thai có thể có.
Một nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng loài khỉ khi mang thai cho ăn bổ sung resveratrol dẫn đến kết quả đáng ngạc nhiên. Mặc dù có nhiều máu được truyền từ nhau thai của khỉ sang thai nhi khỉ nhưng tuyến tụy của bào thai đó lại phát triển bất thường. Tuyến tụy rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, có nghĩa là các em bé dễ bị bệnh tiểu đường sau này.
Thuốc trừ sâu vẫn còn lưu lại trên vỏ: Nho thường được phun thuốc trừ sâu mà không dễ bị cuốn trôi. Các loại thuốc trừ sâu này có thể góp phần vào các biến chứng về sức khỏe ở thai nhi. Nho còn có thể gây táo bón vì vỏ khó tiêu hóa.
Nếu bạn phân vân về việc ăn nho khi đang mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn thêm.
2. Đu đủ xanh hoặc chưa chín kỹ
Đu đủ được biết đến với hương vị thơm ngon và là một phương thuốc tự nhiên chữa chứng khó tiêu. Loại quả này phổ biến ở các nước nhiệt đới và có nhiều loại, kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, đu đủ chưa chín không hề tốt cho phụ nữ mang thai nhất là ba tháng đầu thai kỳ vì những lý do sau:
Có thể gây sảy thai: Trong đu đủ xanh có nhiều nhựa, làm thúc đẩy cơn co tử cung sớm. Điều này có thể dẫn đến sảy thai.
Chúng chứa một lượng lớn papain: Một trong những tác dụng phụ của papain là nó có thể kích hoạt chuyển dạ sớm. Lý do đằng sau điều này là papain trông rất giống với một hóa phân tử khác thực hiện vai trò này khiến cơ thể bị nhầm lẫn.
Gây dị ứng: Chất latex trong đu đủ là một chất gây dị ứng phổ biến. Các triệu chứng dị ứng thông thường bao gồm sổ mũi, sưng ở vùng miệng và phát ban da. Tuy nhiên, đôi khi các phản ứng dị ứng có thể gây khó thở và sốc phản vệ. Trong những trường hợp như vậy, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Nên tránh những món ăn có chứa đu đủ chưa chín chẳng hạn như salad đu đủ xanh hay sinh tố đu đủ có chứa hạt.
Nếu đu đủ chưa chín không được ăn trong khi mang thai, thì đu đủ chín lại hoàn toàn an toàn. Trong thực tế, đu đủ chín chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho một thai kỳ khỏe mạnh, chẳng hạn như: folate, chất xơ, cholene, beta-carotin, kali và vitamin A, B và C.
3. Dứa
Loại trái cây nhiệt đới này không thích hợp cho phụ nữ mang thai. Dứa được biết đến là có chứa bromelain, một loại enzyme phân hủy protein. Một trong những tác dụng phụ của nó là bromelain có thể làm mềm cổ tử cung, dẫn đến lâm bồn sớm.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loại thuốc chứa bromelain có thể phá vỡ protein và chúng thậm chí có thể gây chảy máu bất thường.
Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý rằng cần phải ăn một lượng dứa khổng lồ (từ 7 đến 10 quả một lúc) để thực sự tạo ra hiệu ứng này. Điều này có nghĩa là nên tránh dùng các viên thuốc có chứa bromelain đậm đặc, còn ăn vài lát dứa trong khi mang thai thì không sao.
Bên cạnh đó cũng nên nhớ rằng ăn quá nhiều dứa có thể gây ra các vấn đề khác do tính axit của nó, chẳng hạn như trào ngược axit, ợ nóng và thậm chí tiêu chảy (dẫn đến mất nước).
Ngoài ra, nếu bạn không ăn dứa một thời gian thì có thể sẽ gây ra phản ứng dị ứng. Nếu bạn có các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa hoặc sưng trong miệng hoặc hen suyễn sau khi ăn dứa, hãy đến bác sĩ ngay lập tức.
Một vài lưu ý khác khi ăn hoa quả lúc mang thai các mẹ nên nhớ:
- Rửa trái cây sạch sẽ trước khi ăn bởi chúng đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.
- Đất bám trên trên trái cây và rau quả có thể chứa các vi khuẩn như toxoplasma, khiến cả mẹ và bé có thể xảy ra nhiễm trùng. Chính vì thế luôn rửa thật kĩ các loại trái cây và rau quả, đảm bảo rằng chúng hoàn toàn sạch đất trước khi ăn.