Sự bình an của bé yêu trong bụng mỗi ngày là điều khiến mẹ quan tâm nhất vì chẳng có gì sợ hãi đến cùng cực hơn là con mình đang gặp nguy hiểm. Vì thế, để đảm bảo rằng thai nhi đang khỏe mạnh và lớn lên mỗi ngày, mẹ không bao giờ được lơ là những dấu hiệu sau đây.
- 8 loại trái cây "thần thánh" chỉ ăn 1 quả giàu canxi hơn vạn hộp sữa, mẹ bầu ăn nhiều cho con đạt chuẩn
- Tháng 7 âm lịch, mẹ bầu cần kiêng những gì để hai mẹ con cùng bình an, khỏe mạnh
1. Sốt cao
Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu bị sốt cao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Ngược lại, nếu thai nhi ngừng phát triển trong tử cung cũng có thể khiến người mẹ bị sốt. Trong cả 2 trường hợp đều vô cùng nguy hiểm và sốt cao cũng được coi là một trong những dấu hiệu sảy thai.
2. Mẹ tiểu ít hoặc không buồn tiểu
Khi mang thai, do em bé chiếm hết diện tích bụng mẹ gây sức ép lên bàng quang khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn. Nếu bạn đi tiểu ít đi hoặc không muốn đi, đó là dấu hiệu của mất nước hoặc tiểu đường thai kỳ. Khá nguy hiểm cho cả mẹ và con.
3. Không nghe thấy nhịp tim thai
Nhịp tim thai nhi có thể được nghe thấy từ tuần thứ 7-9 thai kỳ, cũng là khi phôi thai đã vào tử cung. Đây được coi là một trong những cột mốc đầu tiên khi mang thai mà người mẹ nào cũng hồi hộp lắng nghe để nhận biết được sự sống của bào thai. Tuy nhiên, bất cứ khi nào trong 9 tháng mang thai mà bác sĩ không nghe thấy nhịp tim thai của em bé thì nguy cơ cao là dấu hiệu bào thai đã ngừng phát triển.
4. Chiều cao vùng bụng tăng quá nhanh
Nếu diện tích vùng bụng của bạn đột ngột tăng nhanh, có thể bạn đang mang song thai hoặc gặp các vấn đề bất thường khác. Trong trường hợp này, siêu âm có thể giúp các bác sĩ xác định chẩn đoán chính xác.
5. Sữa ra sớm
Không cần đợi đến ngày sinh nở, nhiều mẹ bầu đã xuất hiện 1 chút sữa đầu từ trước đó rồi. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bị chảy sữa mà kèm dấu hiệu xuất huyết âm đạo, đau bụng thì đây là dấu hiệu rất nguy hiểm; nó có liên quan đến nồng độ prolactin trong máu gây ảnh hưởng tới chức năng nhau thai cũng như sự phát triển của em bé trong bụng.
6. Mẹ đau bụng trong giai đoạn đầu thai kỳ
Nếu thai phụ thấy đau đau dọc vùng bụng dưới, song song theo hai nếp bẹn kèm theo xuất huyết âm đạo thì có thể nguy cơ dọa sẩy hoặc thai ngoài tử cung.
7. Mẹ bị xuất huyết âm đạo 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối
Ở giai đoạn đầu thai kỳ, người phụ nữ bị chảy máu âm đạo có nguy cơ đe dọa sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Trong ba tháng cuối thai kỳ, nếu bị chảy máu âm đạo và không liên quan đến đau bụng thì đó là nguyên nhân phổ biến của nhau tiền đạo. Điều này ảnh hưởng đến cầm máu sau sinh hay các cơn co thắt tử cung.
8. Xuất hiện cơn đau tử cung
Những dấu hiệu cho thấy thai nhi không phát triển mẹ đặc biệt lưu ýTheo các bác sĩ sản khoa, nếu mẹ bầu bị đau đột ngột ở tử cung rồi sau đó cơn đau lan ra xung quanh bụng, lưng và thậm chí lan xuống bắp chân; tử cung căng cứng và cơn đau kéo dài thì rất có thể đó là dấu hiệu bong nhau non - điều này có thể gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con, cần đến bệnh viện gấp để được can thiệp sớm.
9. Ngực bớt nhạy cảm và không còn căng tức
Sự thay đối nội tiết tố khi mang thai tác động đến bộ ngực của mẹ bầu khiến lượng máu lưu thông tới đó tăng lên, cùng với những thay đổi trong các mô khiến ngực bị căng tức, thâm quầng và nhạy cảm hơn bình thường; núm vú lớn hơn và bắt đầu từ khoảng tháng thứ 2 trở đi, bầu ngực cũng to lên do cơ thể đang chuẩn bị cho việc sản xuất sữa cho bé bú. Lúc này mẹ có thể bắt đầu phải thay đổi kích cỡ áo ngực thường xuyên.
10. Các chỉ số của thai nhi dưới chuẩn
Những dấu hiệu cho thấy thai nhi không phát triển mẹ đặc biệt lưu ýNếu siêu âm theo lịch định kì cho thấy bào thai có các chỉ số cân nặng, chiều dài, vòng đầu… nhỏ hơn mức chuẩn thì cũng là vấn đề đáng ngại. Nếu như những tuần cuối có thể do nhau thai đã bị canxi hoá khiến việc hấp thụ dinh dưỡng của thai nhị sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng nếu trong quá trình mang thai các chỉ số liên tục dưới chuẩn thì mẹ nên lưu ý. Sự phát triển trong tử cung bị hạn chế có thể do các vấn đề ở nhau thai. Nếu nhau thai không hoạt động bình thường thì bào thai cũng có thể ngừng phát triển. Mẹ bầu nên đi siêu âm đúng lịch hẹn để có thể nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi.
11. Chảy máu đột ngột
Chảy máu trong thai kỳ ở bất cứ giai đoạn nào đều rất đáng lo ngại và có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Nếu như chỉ là một vài đốm máu nhẹ thì không quá lo lắng nhưng nếu là những cục máu đông, ra nhiều máu là dấu hiệu động thai, hoặc nghiêm trọng hơn là mẹ có thể sắp mất con.
12. Tăng tiết dịch âm đạo đột ngột
Tiết dịch âm đạo tăng lên khá phổ biến trong thai kỳ nhưng nếu nó tăng lên đột ngột ở mức quá nhiều thì cần phải đến bác sĩ khám ngay. Trong nhiều trường hợp đây chính là chất dịch màng ối để giữ an toàn cho bé trong bụng mẹ. Xả nhiều tiết dịch có thể cho thấy nước ối đã bị vỡ và bào thai có thể đang gặp nguy hiểm.