Nguy cơ bị tiểu đường và béo phì ở trẻ khi sinh ra nếu bà bầu ăn quá nhiều

Mẹ bầu 18/11/2020 06:00

Theo một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Đại học Hồng Kông, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì cao hơn nếu bà bầu tăng cân quá nhiều hoặc quá ít trong thai kỳ.

Công bố quốc tế của Đại học Trung Quốc (CUHK) chỉ ra, ngay cả khi lượng đường trong cơ thể bà mẹ tăng nhẹ cũng liên quan đến tình trạng thừa cân và tăng nguy cơ biến chứng của thai nhi. Đây là kết quả nghiên cứu trên 800 cặp bà mẹ và trẻ em ở Hồng Kông trong 11 năm. No cũng là một phần của công trình nghiên cứu "Ảnh hưởng bất lợi của sự tăng đường huyết trong thai kỳ" với việc theo dõi 25.000 phụ nữ mang thai từ 15 trung tâm y tế trên thế giới.

Nguy cơ bị tiểu đường và béo phì ở trẻ khi sinh ra nếu bà bầu ăn quá nhiều - Ảnh 1

Quan niệm bà bầu cần "ăn cho hai người" không được các nhà khoa học ủng hộ (ảnh: scmp)

Nghiên cứu cũng bác bỏ quan niệm bà bầu cần "ăn cho hai người", giáo sư Tam Wing-Hung thuộc Khoa Phụ sản nói. Ông giải thích: "Bà bầu tăng cân quá nhiều hoặc quá ít sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe của trẻ như huyết áp cao, khó kiểm soát lượng đường trong máu".

Giáo sư Ronald Ma Ching-wan, Chuyên gia Nội tiết, tiểu đường và chuyển hóa cho biết, đã phát hiện ra ngay cả những bà mẹ chỉ có lượng đường tăng nhẹ (tình trạng tiểu đường trong thai kỳ) thì những đứa trẻ sinh ra đã có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc tăng lượng đường cao gấp ba lần khi lên 7 tuổi.

Từ năm 11 tuổi, những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ béo phì cao hơn 50%.

Theo các nghiên cứu, mặc dù tiểu đường là bệnh không lây nhiễm, nhưng có thể có nguy cơ truyền từ mẹ sang con.

Một nghiên cứu khác đã được thực hiện để kiểm tra tính hiệu quả của Chương trình thay đổi cách sống, mà Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng CUHK đã phát triển để giúp mọi người duy trì được cân nặng tiêu chuẩn.

Tổng cộng 220 phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đã tham gia và được chỉ định vào nhóm chương trình thay đổi hoặc nhóm kiểm soát.

Ruth Chan Sukmei, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng nhận định, chương trình này có "hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng tăng cân quá mức và chất lượng khẩu phần ăn uống ở bà bầu".

Bernice Cheung Ho-ki, một Chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm đã đề nghị bà bầu chỉ ăn một khẩu phần ăn đầy đủ trong ngày, còn lại là các đồ ăn nhẹ lành mạnh.

Với những bà bầu hay ăn tối bên ngoài, cần tránh các đồ ăn như súp, nước ngọt, da động vật, chất béo và thịt xay.

Viện Y học Hoa Kỳ khuyến cáo, mức tăng cân cho phụ nữ có chỉ số BMI ở mức bình thường từ 18,5-24,9 nên từ 11 đến 16 kg. Với người có chỉ số BMI dưới 18,5 mức tăng cân nên từ 12,5 đến 18 kg. Mức tăng cân cho các bà mẹ thừa cân là từ 6,5 đến 11 kg, mức tăng cân với bà mẹ béo phì từ 5 đến 9 kg.

Nước cam - "thần dược" giúp tăng miễn dịch cho bà bầu và sự thật về khả năng phòng chống virus Covid-19

Theo các chuyên gia y tế, việc tăng cường hệ miễn dịch chính là phương pháp tốt nhất để các bà bầu đối phó với dịch bệnh. Một loại trái cây hiện nay đang được nhiều mẹ bầu nhắc tới như một “thần dược” chính nước cam. Vậy nó có thực sự tuyệt vời như người ta vẫn tưởng?

TIN MỚI NHẤT