Nên hay không nên để bà bầu ăn cà muối?       

Mẹ bầu 04/06/2018 11:32

Những quả cà pháo muối chua luôn kích thích vị giác người ăn trong bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên đối với bà bầu, việc nên hay không nên ăn cà muối trong thai kỳ cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Giá trị dinh dưỡng của cà muối

Cà muối là món ăn dân dã phổ biến trong mâm cơm gia đình. Cà dùng để muối thông thường là loại cà pháo (tên khoa học là Salanum torum) có màu trắng, khi chín chuyển sang màu vàng. Cà pháo khi còn xanh chứa hàm lượng nhỏ chất độc solanin và tăng dần lên khi chín.

Nên hay không nên để bà bầu ăn cà muối?        - Ảnh 1
Cà muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm gia đình - Ảnh minh họa: Internet

Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện dinh dưỡng quốc gia, trong 100g cà pháo có chứa 1,5g protein; 12mg canxi; 0,7mg sắt; 18mg magie; 16mg phốt pho; 221mg kali; 20mg beta – caroten và các vitamin như vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin PP. Ngoài công dụng làm thực phẩm, cà pháo còn là vị thuốc chữa các chứng biếng ăn, đại tiện ra máu, khó tiêu...

Nên hay không nên để bà bầu ăn cà muối?        - Ảnh 2
Cà pháo sống có màu trắng, khi chín ngả sang màu vàng -  Ảnh minh họa: Internet

Các tài liệu Đông y cho biết cà pháo vị ngọt, tính hàn có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, nhuận tràng, lợi tiểu. Những người hư hàn, mới ốm dậy, người suy nhược cơ thể không nên ăn cà pháo còn sống, kể cả cà muối. Người xưa vẫn cho rằng “một quả cà bằng ba chén thuốc” để nhấn mạnh tác hại không tốt của cà pháo nếu mọi người ăn quá nhiều.

Bà bầu ăn cà muối có tốt không?

Mặc dù cà pháo không nằm trong danh sách bà bầu kiêng ăn khi mang thai nhưng nhiều chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hoạt chất solanin trong cà pháo có thể gây ngộ độc hệ thần kinh và hệ tiêu hóa nếu bà bầu ăn quá nhiều. Lượng solanin ở cà xanh cao gấp 5 – 10 lần so với chuẩn an toàn khi vào cơ thể. Chất solanin trong cà pháo tương tự như chất độc trong mầm xanh ở khoai tây. Người bị ngộ độc solanin sẽ có dấu hiệu buồn nôn, tiêu chảy, đau thắt dạ dày, gắt cổ, chóng mặt….

Nên hay không nên để bà bầu ăn cà muối?        - Ảnh 3
Bà bầu không nên ăn cả muối để tránh nhiễm độc cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, với đặc tính hàn, bà bầu ăn cà muối sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung, không tốt cho thai nhi, gây nhiễm lạnh cơ thể. Quy trình làm cà muối không đảm bảo an toàn vệ sinh cũng là một trong những lý do khiến bà bầu không nên ăn.

Nên hay không nên để bà bầu ăn cà muối?        - Ảnh 4
Thời kỳ mang thai, tốt nhất bà bầu không nên ăn cà muối và các thực phẩm lên men khác - Ảnh minh họa: Internet

Mặt khác, theo một số bác sĩ sản khoa, thời kỳ mang thai, sức đề kháng của bà bầu suy yếu nên cần tránh ăn các thực phẩm chưa nấu chín, thực phẩm tái, sống và thực phẩm lên men như dưa cà muối xổi. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và con, bà bầu không nên ăn cà muối trong suốt thai kỳ. 

5 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nhớ thuộc nằm lòng

Những cơn đau thắt vùng lưng bụng, thường xuyên bị tiêu chảy hơn hay xuất hiện máu báo... là những dấu hiệu sắp sinh tiêu biểu nhất bà bầu không thể bỏ qua.

TIN MỚI NHẤT