Một bà mẹ 40 tuổi xin bác sĩ khâu vòng tử cung của mình lại để giữ cho con yêu được an toàn trong bụng tới khi đủ ngày đủ tháng.
- Bà mẹ trẻ mắc căn bệnh chưa có thuốc chữa, sinh con 2 tháng mà không được bế con như những người khác
- Đây là 5 điều mà các mẹ nên nhớ và làm khi bắt đầu sinh con thứ hai
Nỗi ám ảnh của mẹ hiếm muộn
Lời đề nghị của một người mẹ hiếm muộn 40 tuổi mới có con lần đầu khiến bác sĩ Trần Ngọc Đính, Trưởng khoa Dịch vụ D5, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội không khỏi giật mình.
Suốt 10 năm trời nay, vợ chồng chị lang thang khắp các bệnh viện cả nước để chữa trị. Bao nhiêu lần hy vọng rồi lại thất vọng tràn trề.
Khi gần như tuyệt vọng thì chị phát hiện mình có gì đó bất thường. Thử thai, chị không tin nổi vào mắt mình khi thấy que hiện lên hai vạch đỏ chót.Mừng vui xen lẫn âu lo, hồi hộp, vì chị biết có thai đã khó, giữ được thai càng khó hơn. Khi gặp bác sĩ Đính để khám thai, siêu âm thai, chị đã bộc bạch: “Em hiếm muộn nhiều năm nay. Con quý con hiếm nên em lo lắm, bác khâu vòng cổ tử cung cho em yên tâm nhé bác?”Với những ai đang trên hành trình tìm con như chị thì có con như một phép màu. Nên chị sợ vuột mất con thêm một lần nữa. Nay con được 15 tuần tuổi, nghe nói về việc khâu vòng cổ tử cung để tránh sinh non, chị đánh liều đề nghị bác sĩ.
Nghe câu hỏi của chị, bác sĩ Đính sững sờ. Bởi trường hợp này thai nhi phát triển tốt, cổ tử cung dài, không hở eo, chỉ cần bổ sung thêm canxi và khám thai định kỳ.
Mẹ bầu chỉ nên khâu vòng cổ tử cung khi nào?
Theo bác sĩ Trần Ngọc Đính, mẹ bầu cần hiểu đúng về khâu vòng cổ tử cung để tránh làm hại thai nhi. Khi có thai, tử cung giống như trái bóng, sẽ to dần lên, cổ tử cung như một cái “cột thun” sẽ ngắn lại. Nếu cổ tử cung ngắn lại nhiều và mở quá sớm, mẹ bầu đối mặt với nguy cơ sinh non.
Bác sĩ sẽ xác định mẹ bầu có bị ngắn cổ tử cung không qua siêu âm. Chiều dài cổ tử cung được coi là ngắn khi dưới 25mm. Khâu vòng cổ tử cung cần được thực hiện sau khi có thăm khám, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ảnh minh họa.
Khi được xác định cổ tử cung ngắn, mẹ bầu cần tránh làm việc nặng, hạn chế đi lại nhiều, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, dùng Progesterone hỗ trợ và theo dõi theo chỉ định của bác sĩ.
“Khâu cổ tử cung ở tuổi thai tốt nhất là 16 – 18 tuần.Tuy nhiên, chỉ khâu sau khi có chỉ định, thăm khám của bác sĩ chuyên khoa, kể cả mẹ mang thai đôi, không phải trường hợp thai đôi nào cũng cần khâu vòng.
Khuyến cáo mẹ bầu tránh lạm dụng khâu vòng cổ tử cung vì khâu sai chỉ định sẽ dẫn đến tổn thương cổ tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình sinh non tới ngoài dự kiến”, Bác sĩ Ngọc Đính khuyến cáo.
Giảm thiểu rủi ro sinh non
Hiện tại, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được nguyên nhân chắc chắn nào gây nên hiện tượng sinh non mà người ta mới chỉ đưa ra một số nguyên nhân có thể gây nên hiện tượng này như: đa thai, võ ối non, nhiễm trùng màng ối, tử cung kém phát triển, u xơ tử cung, bà mẹ làm trong môi trường độc hại, dinh dưỡng kém…, tuy nhiên, bà bầu hoàn toàn có thể giảm thiểu được rủi ro này bằng những cách sau:
Đi khám thai đúng hẹn theo lịch hẹn của bác sĩ. Bổ sung đầy đủ vitamin trước và trong quá trình mang thai.
Dành thời gian nghỉ ngơi, giảm tải khối lượng công việc hiện tại.
Không sử dụng thuốc lá hay uống rượu.
Giúp đầu óc thư thái, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ sinh non, bạn nên hạn chế hoàn toàn việc tập thể dục.