Nhiều mẹ bầu do thiếu hiểu biết nên tự dùng thuốc trong lúc mang thai đã khiến con sinh ra phải nhận hậu quả nghiêm trọng.
- Lịch tiêm phòng cho bà bầu, mẹ phải nhớ để bảo vệ mình và con
- Thực đơn 'vào con không vào mẹ' của bà bầu song thai Hà Nội
Chắc hẳn trong khoảng thời gian gần đây, các bạn không còn quá xa lạ với những câu chuyện đau lòng dưới đây.
Đầu tiên là câu chuyện về những người phụ nữ mang thai uống thuốc bừa bãi dẫn đến hậu quả con sinh ra mắc bệnh da thú, da mọc bớt đen hoặc nhiều lông lá khắp cơ thể. Đó là trường hợp chị Vương (32 tuổi, sống tại Trung Quốc) đã có 1 con gái, sinh đứa con thứ 2 muốn bé là con trai, nhưng khi biết thai nhi là gái nên đã lén tự mua thuốc “chuyển đổi giới tính” về uống. Do uống thuốc mà không lường trước hậu quả, đứa trẻ của cặp vợ chồng ra đời toàn thân mọc đầy lông, toàn bộ vùng lưng mọc rất nhiều lông đen. Điều này khiến cho bố mẹ bé vô cùng hoảng hốt.
Trường hợp khác, theo Sohu, người mẹ trẻ tên là Tiểu Lệ, khi mang thai cảm thấy cơ thể quá béo, liền ra hiệu thuốc mua mấy hộp thuốc giảm cân về tự mình lén lút uống không để ai biết. Trong thuốc giảm béo này được cho là có chứa hormone, ảnh hưởng đến cơ thể của đứa trẻ, gây ra bệnh. Hậu quả là đứa trẻ sinh ra cơ thể đầy lông lá.
Bệnh da thú là một trong những bệnh bớt hoặc tế bào hắc tố bẩm sinh. Những vệt bớt này có kích thước to nhỏ khác nhau, đốm nhỏ thì chỉ mấy mm nhưng cũng có những nốt đường kính to khoảng hơn 20cm trở lên gọi là những vết bớt khổng lồ. Các bác sĩ cho hay, bệnh da thú không chỉ làm ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của trẻ, mà còn có thể là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh khác, khi trẻ càng nhỏ thì cơ hội điều trị càng lớn hơn.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc, chế độ ăn thay vì tập trung quá nhiều đến sắc đẹp. Nếu mẹ bầu uống thuốc mù quáng, bừa bãi, không rõ nguồn gốc, sinh con ra sẽ gặp nhiều rủi ro hơn bình thường.
Vì vậy, mẹ bầu cần có những kiến thức cần thiết về những loại thuốc gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Những loại thuốc dưới đây có nguy cơ gây dị dạng thai nhi rất cao, bao gồm:
- Thuốc chống ung thư
Sử dụng thuốc chống ung thư có thể gây tứ chi thiếu hụt, khuyết tai ngoài, hở hàm sứt môi và não úng thủy ở thai nhi.
- Thuốc kháng sinh Streptomycin, Tetracylin, Aminoglycosid, Suflamid, Chloramphenicol, Flagul, Pymethamin, Griseofurin, Berlicetin, Kotoconazole… là những thuốc có thể gây điếc bẩm sinh, hại thận ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, răng, gây dị dạng, xuất huyết phổi, tổn hại gan, gây huyết tán, vàng da nhân, trụy mạch, tử vong… ở thai nhi và trẻ sơ sinh.
- Thuốc nội tiết
Uống thuốc tránh thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ gây dị dạng thai nhi, dễ gây nam tính hóa ở thai gái và nữ tính hóa ở thai nam, gây hở hàm ếch, suy giáp trạng bẩm sinh, giảm thủy xương, giảm bạch cầu, giảm IgM và IgA, suy thượng thận, giảm kích thước tuyến ức…
- Thuốc an thần
Chlopromazine, perphnazine, mepreo- bamate, tranquillizer, wintermin balrbitone… gây chậm phát triển, hở hàm ếch, dị dạng tim, xương, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa, bệnh võng mạc, ngón tay ngón chân ngắn…
- Thuốc chống động kinh
Phenitoni Sodiun gây hở hàm ếch, sứt môi, dị dạng sọ mặt, tim bẩm sinh và đầu nhỏ.
- Thuốc chống rối loạn nhịp tim
Thuốc này có khả năng kìm hãm sự phát triển của thai nhi, gây đẻ non.
- Thuốc chống đông máu
Wafarin gây xẹp mũi, thiểu năng trí tuệ, vôi hóa cột sống.
- Thuốc chống sốt rét
Thuốc kí ninh và chloroquine gây dị tật ở mắt và tai.
- Dùng các loại Vitamin quá liều
Dùng vitamin A quá liều gây dị dạng xương cốt, đục thủy tinh bẩm sinh, sử dụng Vitamin D quá liều gây canxi trong máu cao, thiểu năng trí tuệ ở trẻ sơ sinh, vitamin K quá liều gây máu hóa tan ở trẻ sơ sinh.
- Thuốc chống trùng roi: Gây đột biến nhiễm sắc thể.
- Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp: gây bướu cổ, đần độn.
Nếu thai phụ nào sử dụng một trong những loại thuốc trên nên tham vấn ý kiến bác sĩ, nói rõ tình trạng sử dụng thuốc của mình để được cho lời khuyên tốt nhất.