Trong thời gian cho con bú, các mẹ đặc biệt chú ý đến các loại thực phẩm mình ăn vào bởi mẹ ăn gì, con sẽ bú nấy.
- Sữa mẹ và những sự thay đổi kì diệu trong suốt quá trình cho con bú
- Không biết những sai lầm này khi cho con bú, mẹ bỉm sữa sẽ phải ân hận cả đời
Việc ăn uống với phụ nữ đang cho con bú cần có những giới hạn nhất định. Dưới đây là 10 loại thực phẩm và đồ uống những người đang nuôi con bằng sữa mẹ cần tránh.
1. Cà phê và sô-cô-la
Mặc dù đây là thời điểm bạn cần nhiều caffeine để chống buồn ngủ, tuy nhiên bạn nên hạn chế sử dụng trong khi cho con bú, bởi trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, sẽ rất khó khăn trong việc tiêu hóa caffeine.
Một số trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ dưới 6 tháng, có thể nhạy cảm hơn với lượng caffeine của mẹ. Trong cuốn Nuôi con bằng sữa mẹ (Hale Publishing 2010) cho biết việc mẹ tiêu thụ nhiều caffein có thể khiến em bé có dấu hiệu kích thích caffeine. "Nếu một bà mẹ tiêu thụ 750 mg caffeine hàng ngày hoặc hơn, tương đương lượng caffein trong năm tách cà phê thì bé sẽ có các biểu hiện bực bội, khó chịu và không ngủ lâu". Vì vậy các mẹ nên chuyển sang sử dụng các loại đồ uống khác không chứa caffeine.
Sô-cô-la cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều caffeine, vì vậy bạn cũng nên hạn chế sử dụng trong khi cho con bú.
2. Các loại cá chứa nhiều thủy ngân
Thủy ngân là một trong những điều lo lắng khi các bà mẹ cho con bú, sự phơi nhiễm hay ngộ độc thủy ngân có thể ảnh hưởng xấu đến não và hệ thần kinh đang phát triển của trẻ sơ sinh. Do đó việc ăn cá của các mẹ đang cho con bú cũng là vấn đề cần lưu ý.
Không nên ăn cá nhiều hơn hai lần một tuần và chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi và tránh hoàn toàn việc ăn sushi để tránh khả năng bị ngộ độc thực phẩm. Theo cơ quan nghiên cứu Food And Drug Administration của Mỹ, những phụ nữ đang cho con bú nên tránh xa các loại cá như cá ngừ, cá kiếm và các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao khác.
3. Các loại sữa
Một số trẻ sơ sinh dị ứng với một số sản phẩm làm từ sữa, đặc biệt là với các kháng thể trong sữa bò. Sự nhạy cảm với sữa bò hoặc dị ứng có thể gây ra các triệu chứng giống như chàm, thở khò khè, nôn mửa, tiêu chảy (bao gồm tiêu chảy bằng máu), táo bón, phát ban hoặc ngứa ngáy ở trẻ.
Nếu con bạn nhạy cảm với sữa có trong chế độ ăn uống của mẹ, nó sẽ không giúp chuyển đổi các chất trong sữa thành các chất dinh dưỡng để bé có thể hấp thụ.
Một tỷ lệ đáng kể trẻ sơ sinh bị dị ứng protein sữa bò cũng sẽ phản ứng với sữa đậu nành. Và hầu hết trẻ bị dị ứng sữa bò cũng sẽ phản ứng với sữa dê hoặc sữa cừu. Một số cũng sẽ phản ứng với cả thịt bò.
4. Bạc hà
Một ly trà bạc hà cùng với bản nhạc giao hưởng nhẹ nhàng có thể giúp các bà mẹ thư giãn, tuy nhiên nó cũng làm giảm lượng sữa mẹ, vì thế hãy cẩn trọng khi sử dụng.
Theo như nghiên cứu của Robert Tisserand - một diễn giả quốc tế, nhà giáo, nhà tư vấn về các vấn đề dược học, ảnh hưởng của bạc hà đến việc sản sinh ra lượng sữa cho con bú ở mỗi bà mẹ lại khác nhau nhưng các mẹ vẫn cần thận trọng trong khi sử dụng các sản phẩm có chứa bạc hà.
5. Nước cam và thực phẩm giàu axit
Một số trường hợp bé sơ sinh dễ bị kích ứng bởi các chất có trong nước cam. Vì thế phụ nữ đang nuôi con thường được khuyên tránh uống nước cam và các thực phẩm giàu chất axit khác vì nó được xem là nguy cơ tiềm ẩn gây tổn hại cho đường tiêu hóa của em bé.
Cam có thể có một số tác động lên hệ thống tiêu hóa của em bé như :
- Nó có thể làm bụng em bé khó chịu, có thể bị đầy hơi hoặc nhỏ dãi…
- Đôi khi, đứa trẻ có thể phát ban do mang bỉm vì da em bé rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng với các chất chua trong nước tiểu.
Có thể thay thế cam bằng các loại rau hoặc dâu tây để vẫn đảm bảo có đủ vitamin C cung cấp cho cơ thể.
6. Thực phẩm có thành phần lúa mì
Nếu như bạn sử dụng các loại thực phẩm có chứa lúa mì và con bạn có các biểu hiện dị ứng như: ho, đau bụng, nôn, tiêu chảy… bạn hãy dành thời gian để gặp bác sĩ để được tư vấn và giải quyết.
7. Tỏi
Một số trẻ sơ sinh không thể chịu được mùi tỏi trong sữa của mẹ và việc sử dụng tỏi quá nhiều có thể làm chính cơ thể của bạn bị giảm lượng đường trong máu (hạ đường huyết) gây nguy hiểm, vì thế bạn cần phải cân nhắc sử dụng tỏi một cách hợp lý khi đang cho con bú.
8. Đường
Nếu như bạn sử dụng quá nhiều đường, lượng đường trong máu sẽ tăng lên gây ra tắc nghẽn ống dẫn lưu và mang nước ra ngoài cùng với nước tiểu. Cùng với việc mất nước, cơ thể bạn cũng mất đi nhiều chất dinh dưỡng ở dạng lỏng khác. Trong khi đó, khi cho con bú, bạn lại cần nhiều chất dinh dưỡng hơn bình thường.
Thay vì sử dụng trực tiếp đường, bạn có thể sử dụng một lượng đường hợp lý từ những nguồn tự nhiên khác như cà rốt và hoa quả.
9. Các loại thực phẩm gây đầy hơi
Các loại thực phẩm như bông cải xanh, hành, bắp cải Brussels, ớt xanh, cải bắp… khi không được chế biến kĩ có thể dẫn đến hiện tượng đầy hơi , đau bụng ở bế. Vì thế trong thời gian cho con bú các bà mẹ phải cực kì thận trọng khi sử dụng các loại thực phẩm này.
10. Các loại thức ăn cay
Việc bạn ăn các loại thức ăn cay có thể ảnh hưởng đến vị sữa và có thể gây khó chịu cho các bé. Hãy để ý xem nếu như trẻ nhà bạn có các phản ứng như bỏ bú, khóc, ngủ ít,… thì có thể đó là do trẻ nhạy cảm với đồ ăn cay và bạn nên hạn chế các loại thức ăn cay trong thực đơn của mình.