Một bà mẹ 63 tuổi người Hawai đã bất ngờ sinh 5 khiến các bác sĩ vô cùng bối rối.
- Đổi cả thế giới để có con, mẹ 9X mổ xong sốt bất tỉnh 3 ngày vì nhiễm trùng khiến nhiều người xót xa
- “Bí mật” về tâm lý của các mẹ sau giai đoạn ở cữ, tất cả các ông bố nên biết để thấu hiểu vợ mình hơn
Cách đây không lâu, Marcie dela Cruz (37 tuổi, sống tại Hawaii, Mỹ) vẫn buông xuôi rằng mình không bao giờ có thể sinh con.
Cho đến 2 năm trước, cô đã thành công sinh con trai đầu lòng thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Vì muốn con trai có thêm em để làm bạn nên cô và chồng, anh Raymond (63 tuổi) đã quyết định thực hiện chuyển nốt 2 phôi đông lạnh cuối cùng. Vậy nhưng những gì họ nhận được lớn hơn con số ấy nhiều lần.
Trong lần đầu đi siêu âm, Marcie nghĩ rằng mình đang có cặp song sinh. Nhưng sau đó bác sĩ cho biết một phôi thai đã tách làm 2 và một trong hai lại tách thêm lần nữa. Như vậy, cô có đến 5 đứa trẻ trong bụng thay vì 2 như mong đợi.
"Thật may mắn và tuyệt vời! 5 đứa trẻ là điều mà chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Khi nghe thông báo của bác sĩ, tôi lặng người đến mức không nói được gì vì chưa thể tin đó là sự thật", Marcie chia sẻ.
Cũng giống nhiều ca đa thai khác, Marcie phải sinh 5 bé khi chưa đủ tháng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. 4 bé trai và 1 bé gái đã chào đời vào ngày 10/10, trở thành bộ sinh 5 đầu tiên chào đời thành công ở Hawaii.
Sau hơn 2 tháng nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, cả 5 đã lần lược được về nhà. Khi sinh ra không bé nào nặng quá 1,3kg nhưng đến khi xuất viện đều đã nặng trên dưới 3kg.
"Thật kinh ngạc khi được chứng kiến một bộ 5 chào đời thành công. Tất cả mọi người ở bệnh viện ngay từ đầu chỉ biết cố gắng hết mình để mang lại cho họ kết quả tốt nhất có thể. May mắn là mọi chuyện đã có kết thúc tốt đẹp", bác sĩ Charles Neal, giám đốc y tế của khoa chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh của bệnh viện nói.
Mẹ bầu mang đa thai cần chú ý những gì?
Mang đa thai sẽ gặp nhiều rủi ro về các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả chuyển dạ sinh non và tiền sản giật (một tình trạng bệnh lý thai kỳ đặc trưng bởi cao huyết áp và protein trong nước tiểu). Tuy nhiên, mẹ bầu đừng hoảng sợ và chỉ cần thăm khám cẩn thận hơn.
Mẹ bầu nên đi kiểm tra sức khỏe mỗi tuần một lần trong nửa sau của thai kỳ. Từ tuần 20 đến tuần 32, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để đo độ dài cổ tử cung (một dấu hiệu dự báo cho khả năng bạn có thể sinh sớm) cũng như để theo dõi sự tăng trưởng của mỗi đứa trẻ trong bụng.