Mặc dù là một hiện tượng không hề hiếm gặp ở phụ nữ nhưng rất nhiều mẹ bầu vẫn còn chủ quan.
- Những việc mẹ bầu nên làm buổi sáng để con phát triển thể chất và trí não
- Mẹ bỉm sữa trong 5 năm sinh 3 bé thuận lợi không chút khó khăn, dáng lại chuẩn đẹp, bí quyết là nhờ làm điều cực đơn giản này
Thực tế, việc dây rốn quấn cổ thường ít gây ra nhiều ảnh hưởng và bất lợi cho thai nhi, do thông thường vào lúc này, dây rốn sẽ không quấn và siết quá chặt. Tuy nhiên vẫn có trưởng hợp thai nhi sẽ bị dây rốn quấn quá chặt hoặc dây rốn quá ngắn có thể sẽ gây ra thiếu oxi trước khi bé chào đời, biểu hiện rõ chính là tim thai sẽ giảm đi nhiều. Đó là lý do vì sao việc siêu âm lại quan trọng như vậy.
Vì khó chịu, bé có xu hướng “vận động” đạp tung trong bụng mẹ để tìm vị trí thoải mái hơn. Trong quá trình đó, dây rốn tự nhiên nới lỏng hoặc bung ra giúp bé được nghỉ ngơi trở lại, nếu để xảy ra trường hợp dây rốn quấn cổ nhiều vòng thì ngược lại sự “cựa quậy” của bé có thể làm tình hình nghiêm trọng hơn.
Thực chất nếu tình trạng này không ảnh hưởng đến lưu thông máu của bé thì sẽ khó để nhận biết. Tuy nhiên nếu nó chặt đến mực khiến mạch máu bị áp lực, tuần hoàn máu bị cản trở sẽ khiến tổ chức não của thai nhi bị thiếu máu, thiếu oxi, làm bé phát triển chậm, nghiêm trọng có thể tử vong do ngạt trong tử cung.
Lúc này, cổ tử cung đang mở sẵn, dây rốn kéo căng, nếu bình thường thì dây rốn đủ dài để giúp em bé ra ngoài an toàn, nhưng nếu dây rốn quấn cổ thai nhi, độ dài của nó sẽ giảm, dễ làm bé bị ngạt do thiếu oxi trong quá trình chào đời. Vì vậy đối với thai nhi trên 3 tháng nên hạn chế kéo ra hoặc dây rốn quấn cả cơ thể bé thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ sớm để đảm bảo an toàn.
Một số điều nên tránh vào giai đoạn này như:
Tránh ngồi ở tư thế “lười”
Thường thì mẹ bầu được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều hơn nhưng đồng thời cũng chính vì vậy, mẹ dễ có thói quen ngồi ở tư thế “lười”, ví dụ gù lưng hay ngủ ngồi. Bởi có thể vì mẹ không biết, tư thế này sẽ gây áp lực rất nhiều cho bé. Thai nhi sẽ vùng vẫy kịch liệt hơn để thoát khỏi cảm giác khó chịu và vô tình làm tình trạng dây rốn quấn cổ nghiêm trọng hơn.
Không nên hoạt động thể lực quá mạnh và khiêng nhấc vật nặng
Nhiều mẹ vẫn cảm thấy cơ thể khỏe nên cho phép mình làm các việc nặng, khiêng đồ một cách chủ quan. Vận động vừa phải đích thực có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Nhưng nếu mẹ hoạt động quá mạnh hay khiêng nhấc vật nặng sẽ khiến thai nhi không thoải mái mà quẫy đạp nhiều hơn. Lúc này, tử cung sẽ co thắt mạnh làm dây rốn quấn cổ bé càng chặt.