Không chỉ giúp chị em có được cơ thể dẻo dai mà các bài tập yoga còn tăng khả năng thụ thai.
- Cách nấu canh gà hạt sen bổ dưỡng, an thai, cải thiện giấc ngủ cho bà bầu
- Cách uống những loại thuốc tránh thai thông dụng để hiệu quả nhất
Yoga mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là những người đang gặp khó khăn trong việc thụ thai. Dưới đây là 8 bài tập yoga tốt giúp tăng cơ hội thụ thai cho chị em phụ nữ
1. Tư thế cây cầu (Setu Bandhasana)
Động tác này giúp tăng lưu lượng máu đến các cơ quan sinh sản của phụ nữ, cải thiện chức năng của chúng. Bên cạnh đó, tư thế cây cầu cũng giúp bạn loại bỏ các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và mệt mỏi.
Cách thực hiện:
- Nằm áp lưng xuống sàn nhà hay bất kỳ chỗ nào có bề mặt phẳng.
- Co chân lại sao cho đầu gối của bạn hướng lên phía trên trần nhà, 2 bàn chân đặt trên sàn và song song nhau. Bạn lưu ý để 2 đầu gối có khoảng cách rộng bằng hông.
- Bạn đặt cánh tay xuôi bên thân, lòng bàn tàn úp xuống dưới sàn.
- Khi bạn hít vào, bạn tạo vòm bằng cách nâng xương sống và mông khỏi mặt sàn. Lưu ý, giữ nguyên đầu và cổ trên sàn và không để cằm gần với vùng ngực.
- Giữ tư thế này trong 1-2 phút khi hít vào và thở ra.
- Dần dần trở lại tư thế ban đầu bằng cách cuộn cột sống xuống đất.
- Nghỉ ngơi một lát rồi lại tiếp tục, lặp lại như vậy trong 6 lần.
2. Tư thế chân trên tường (Viparita Karani)
Tư thế yoga này giúp giải phóng căng thẳng ở phần dưới của cơ thể, đồng thời tăng lưu lượng máu đến vùng chậu. Nó có thể kéo dào gân và lưng dưới. Nếu muốn tăng cơ hội thụ thai, bạn nên thực hiện động tác này sau khi khi quan hệ tình dục.
Cách thực hiện:
- Nằm trên sàn, duỗi thẳng chân đặt trên tường. Bạn cố gắng đẩy mình càng gần với bức tường càng tốt, điều đó có nghĩa là phần mông và chân của bạn sẽ dính sát vào tường.
- Phần thân trên nằm thẳng trên sàn.
- Nếu bạn cảm thấy không thoải mái, bạn có thể đặt một chiếc khăn cuộn hoặc gối bên dưới lưng dưới.
- Thư giãn, trong khi hít vào và thở ra.
3. Tư thế cúi người (Uttanasana)
Tư thế này giúp tăng lượng oxy vào tế bào của cơ thể, đồng thời tạo ra sự cân bằng hormone trong hệ thống nội tiết. Thêm vào đó, tư thế cúi người có thể kéo dài cơ ở lưng dưới của bạn.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng người, hai chân sát lại nhau, hai tay duỗi thẳng theo thân mình.
- Từ từ cúi gập người xuống và áp phần ngực, bụng vào đùi. Lưu ý chân phải giữ thẳng.
- Đặt tay lên sàn hoặc trên chân (như hình).
- Hít vào, thở ra và giữ tư thế này lâu nhất có thể.
4. Tư thế nằm ngửa co chân (Supta Baddha Konasana)
Tư thế này giúp mở hông của bạn, kéo căng đùi bên trong và tăng tuần hoàn máu.
- Nằm thẳng trên sàn nhà và uốn cong đầu gối.
- Mở đầu gối sang 2 bên, bàn chân chạm vào nhau, các cạnh của bàn chân đặt trên sàn.
- Khi thở ra, bạn đặt cánh tay bên cạnh cơ thể hoặc vòng lên trên đầu (như hình).
- Tiếp tục hít vào và thở ra, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 1-5 phút.
5. Tư thế đứa trẻ (Balasana)
Đây là một tư thế nghỉ ngơi có tác dụng giảm căng thẳng và mệt mỏi. Đồng thời nó cũng giúp kéo giãn xương sống, hông và vai.
Cách thực hiện:
- Ngồi trong tư thế quỳ, rồi dần dần đặt mông chạm bàn chân, 2 đầu gối sát nhau hoặc cách nhau một chút.
- Khi bạn thở ra, bắt đầu uốn cong người về phía trước, từ từ chạm trán xuống sàn.
- Đưa hai cánh tay về phía trước và chạm xuống sàn, lòng bàn tay hướng xuống.
- Hít vào và thở ra, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 1 phút.
6. Tư thế con rắn (Bhujangasana)
Tư thế này làm tăng lượng máu đến vùng chậu của bạn và giúp tạo cân bằng hormone trong cơ thể, đồng thời kéo giãn phần lưng.
Cách thực hiện:
- Nằm sấp trên sàn.
- Khi hít vào, bạn chống tay xuống sàn và nâng phần thân trên lên
- Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây khi bạn hít vào và thở ra.
7. Tư thế con bướm (Baddha Konasana)
Tư thế con bướm giúp cải thiện tính linh hoạt của hông và đùi trong của bạn. Nó cũng giải phóng căng thẳng và độc tố thường tập trung ở vùng hông. Động tác này có thể giúp phụ nữ sinh nở dễ dàng hơn nếu thực hiện thường xuyên cho đến cuối thai kỳ.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng trên sàn, uốn cong đầu gối.
- 2 bàn chân kéo sát lại với nhau, kéo bàn chân của bạn gần xương chậu.
- Khi thở ra, bạn nhấn đầu gối xuống sàn.
- Giữ tư thế này trong 1-2 phút khi bạn hít vào và thở ra.
8. Tư thế chữ đại (Shavasana)
Bạn nên thực hiện tư thế yoga này sau khi hoàn thành tất các tư thế ở trên. Đây là tư thế đơn giản nhưng giúp hỗ trợ sự cân bằng của cơ thể và trí óc.
Cách thực hiện:
- Nằm áp chặt lưng xuống sàn.
- Duỗi thẳng cánh tay dọc theo cơ thể với lòng bàn tay ngửa.
- Chân cũng duỗi thẳng và giữ khoảng cách không quá lớn giữa hai chân.
- Thở ra và hình dung rằng bạn đang đẩy hết căng thẳng, tiêu cực khỏi cơ thể.
- Hít vào và hình dung rằng bạn đang thở trong sự bình an và thoải mái.
- Giữ tư thế này trong 10-15 phút.