Dư nước ối có nguy hiểm hay không là điều mà nhiều mẹ bầu thắc mắc. Dư ối là tình trạng tích tụ dư thừa lượng nước ối vượt quá chỉ số ối bình thường. Nước ối có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi tuy nhiên dư thừa nước ối có thể tiềm ẩn một số nguy cơ và ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi. Vậy thì nguyên nhân do đâu và phải khắc phục như thế nào, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến quý độc giả những thông tin cần thiết về hiện tượng này.
- Thiếu nước ối phải làm sao? Cách làm tăng nước ối nhanh cho mẹ bầu!
- Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có thể gây sảy thai, các mẹ cần lưu ý!
1. Tìm hiểu về nước ối và tình trạng dư ối
Túi ối được tạo ra khoảng ngày thứ 12 sau khi trứng thụ tinh. Trong quý đầu của thời kỳ thai nghén, nước ối có tính đẳng trương và tương tự như huyết tương của người mẹ. Trong quý hai và nửa sau của thời kỳ thai nghén dịch ối trở nên nhược trương.
Thể tích nước ối tăng dần cho đến đầu của 3 tháng cuối thai kỳ và từ đó hằng định cho đến khi thai đủ tháng. Trong giai đoạn tuần thứ 37 đến tuần thứ 41, thể tích nước ối giảm đi 10%. Từ tuần thứ 42 trở đi, thể tích nước ối giảm đi rất nhanh, khoảng 33% trong một tuần.
Vậy thì dư ối là gì và dư nước ối có nguy hiểm không?
- Dư nước ối (hay rối loạn nước ối) là tình trạng có quá nhiều nước ối hình thành trong thời thai kỳ. Dư nước ối ở phụ nữ mang thai là một trong những rối loạn nước ối khi mang thanh khá thường gặp.
- Nước ối được cho là bình thường khi đạt 250 – 600 ml lúc thai nhi từ 16 - 32 tuần tuổi. Lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai và đến khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ nước ối sẽ lên 800ml và duy trì cho đến khi thai nhi 36 tuần tuổi sẽ đạt mức cao nhất 1000ml. Sau đó, nó sẽ giảm dần còn khoảng 600 - 800ml vào khoảng thời gian trước khi sinh. Bà bầu bị dư nước ối khi lượng nước ối vượt quá trên 2000ml.
- Để chẩn đoán đa ối, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và lấy kết quả ước lượng gián tiếp về thể tích nước ối. Mẹ được chẩn đoán dư ối khi chỉ số nước ối (A.F.I: amniotic fluid index) qua siêu âm từ 12-25cm. Đa ối là quá 25 cm.
2. Một vài thông tin về đa ối
Đa ối (Polyhydramnios) là tình trạng có quá nhiều dịch ối bao quanh em bé trong tử cung. Nước ối bắt đầu được hình thành vào khoảng mười hai ngày sau khi thụ thai. Nhiệm vụ của nó là hỗ trợ thai nhi và giúp cho việc phát triển các chi, phổi và các cơ quan tiêu hóa. Nó cũng giúp bao bọc và hỗ trợ để thai nhi giữ được thân nhiệt ổn định thích hợp.
Lượng nước ối tiếp tục tăng đều đặn cho đến khoảng tuần thứ 33 của thai kỳ,từ đó bắt đầu có xu hướng chững lại. Với tình trạng đa ối, túi ối chứa một lượng nước vượt quá ngưỡng lý tưởng thông thường của thai kỳ. Lượng nước ối trung bình thông thường là khoảng 800-1000ml (1 lít). Khi khối lượng này vượt quá hai lít thì nó trở nên đáng kể, nhất là đối với người mẹ, vì khi đó sự khó chịu cũng gia tăng đáng kể. Trên thực tế, đa ối xảy ra ở khoảng 3-4% trường hợp mang thai.
Trong phần lớn trường hợp, đa ối không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Khoảng thời gian ngắn khi mà chất lỏng được sản xuất không đồng bộ như bình thường sẽ sớm ổn định trở lại, và lượng chất lỏng dư thừa sẽ được cơ thể người mẹ tái hấp thu vào.
Nước ối là sản phẩm thải từ thận của thai nhi. Chất lỏng vào và ra khỏi phổi và dạ dày của em bé theo một chu kỳ tái tạo liên tục và khép kín. Sau khi chất lỏng vào và qua đường tiêu hóa, nó được thận bài tiết ra ngoài để rồi lại tiếp tục tái chế và lặp lại chu kỳ. Trong trường hợp lượng nước ối ở mức cao và không tự điều chỉnh được, em bé có thể sẽ gặp vài vấn đề.
Những bà mẹ bị đa ối cần được theo dõi chặt chẽ các biến chứng. Đôi khi, em bé sẽ gặp những vấn đề về tăng trưởng, đặc biệt là suy giảm khả năng nuốt hoặc khả năng hấp thụ chất lỏng. Các điều kiện liên quan đến ruột non, thực quản, dạ dày và cơ hoành đều có thể dẫn đến đa ối. Một lý do dẫn đến đa ối nữa là khi em bé có các vấn đề hoặc biến chứng ở hệ thống thần kinh trung ương.
2.1. Các yếu tố nguy cơ phát triển đa ối
- Mang đa thai (do kích thước của nhau thai và lượng không gian nó chiếm trong tử cung).
- Bị tiểu đường thai kỳ và không được điều trị hiệu quả.
- Khi cặp song sinh cùng trứng có hiện tượng truyền qua lại lẫn nhau. Đây là tình huống phát sinh khi một em bé nhận được lưu lượng máu nhiều hơn bé còn lại.
Nhưng trong nhiều trường hợp, nguyên nhân đa ối thường là không rõ.
2.2. Những rủi ro của chứng đa ối
- Khi đa ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng.
- Khi khối lượng chất lỏng trong tử cung quá cao, sẽ có nguy cơ vỡ màng ối sớm và do đó, bé sẽ phải sinh non.
- Sinh ngôi mông hoặc các tình huống không thuận lợi khác.
- Bong nhau thai.
- Sa dây rốn.
- Tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế, và có các vấn đề với phát triển khung xương.
- Cần phải sinh mổ và vì vậy có thêm rủi ro so với sinh theo đường âm đạo bình thường.
- Em bé bị sinh non. Nếu có đủ thời gian thì mẹ sẽ được cho thuốc steroid để giúp phổi của em bé trưởng thành nhanh hơn.
- Khả năng bị chảy máu hay băng huyết sau sinh ở những bà mẹ bị đa ối thường là cao hơn. Điều này là do tử cung bị sụt giảm sức khỏe cơ bắp và không thể co lại hoàn toàn như thông thường.
- Em bé sinh ra to hơn so với kích thước bình thường.
- Thai chết lưu.
Trên thực tế, thường không có biến chứng trong phần lớn các trường hợp đa ối. Ngay sau khi em bé được sinh ra, lượng chất lỏng dư thừa cũng tháo ra và người mẹ cảm thấy thoải mái hơn ngay lập tức.
2.3. Các dấu hiệu và triệu chứng của đa ối
- Tăng cân nhanh và quá nhiều. Tăng trọng bình thường trong một thai kỳ là vào khoảng 12 kg.
- Kích thước vòng bụng người mẹ tăng nhanh và cảm giác khó chịu cũng tăng.
- Sưng chân, tình trạng sưng phù chung của cơ thể.
- Chuyển động của thai nhi có xu hướng giảm.
- Khó thở.
- Ợ nóng, khó tiêu, khó ăn được nhiều như bình thường.
- Bụng căng cứng, khó sờ nắn và cảm nhận rõ được chân tay của em bé bên trong.
- Đa ối cũng có thể xảy ra trong thai kỳ khi có hiện tượng phù thai (Hydrops). Ở trường hợp này, thai nhi bị thiếu máu nghiêm trọng và có sự tích lũy chất lỏng bất thường dẫn đến suy tim.
2.4. Điều trị đa ối
Không có phương pháp điều trị cụ thể ngoài việc theo dõi chặt chẽ người mẹ. Nếu lượng ối trở nên quá mức và nguy cơ sinh non cao, khi đó sẽ có giải pháp chọc ối để lấy ra bớt lượng chất lỏng dư thừa. Quy trình này phải được giám sát, thực hiện bởi một bác sĩ sản khoa đã được huấn luyện về chuyên môn. Siêu âm thường được thực hiện cùng một lúc để đảm bảo không có rủi ro cho em bé, dây rốn hoặc nhau thai.
Một phương pháp điều trị khác là dùng thuốc làm giảm sản xuất ối. Tuy nhiên, phương pháp này không được chỉ định sau 32 tuần thai vì nó có thể gây ra những vấn đề tiềm ẩn.
Điều quan trọng là các bà mẹ bị đa ối cần phải đảm bảo nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Việc mang lượng chất lỏng quá mức sẽ làm tăng thêm sự mệt mỏi, đau chân và khó chịu nói chung.
3. Nguyên nhân dư ối khi mang thai?
Nước ối là dịch bao quanh và đệm cho thai nhi bên trong tử cung, xuất phát từ thận của em bé và vào tử cung từ nước tiểu của em bé. Chất dịch được hấp thụ khi bé nuốt và qua cử động thở. Vậy thì dư nước ối có nguy hiểm cho thai nhi hay không và tại sao lại có tình trạng này?
Lượng dịch tăng lên cho đến tuần thứ 36 của thai kỳ, sau đó giảm dần. Nếu bào thai tạo ra quá nhiều nước tiểu hoặc không nuốt đủ, nước ối sẽ tích tụ lại và gây ra đa ối. Đôi khi các bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân của tình trạng đa ối. Các yếu tố có liên quan đến dư ối bao gồm:
- Bệnh tiểu đường ở người mẹ.
- Những bất thường về đường tiêu hóa ngăn chặn việc nuốt nước ối.
- Nuốt bất thường do các vấn đề với hệ thần kinh trung ương hoặc bất thường về nhiễm sắc thể.
- Hội chứng truyền máu song sinh.
- Suy tim.
4. Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng dư nước ối ở bà bầu là gì?
Đa ối nhẹ thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Bụng sản phụ to hơn so với tuổi thai, khó nghe được nhịp tim thai.
- Số đo vòng bụng (qua rốn) lớn hơn 100cm, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu, việc hô hấp cũng khó khăn hơn.
- Tĩnh mạch bị giãn có thể dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.
Thông thường mẹ bầu sẽ bị dư ối ở tuần thứ 30, tuy nhiên cũng có một số mẹ bầu bị dư ối ở tuần thứ 20 của thai kỳ.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập tại đây. Nếu bạn thắc mắc thừa nước ối có nguy hiểm không, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
>>> Xem thêm:
- Chỉ số nước ối có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi?
- Tìm hiểu dấu hiệu rỉ nước ối sớm để kịp thời đảm bảo an toàn cho mẹ và bé
5. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau
- Khó thở.
- Đau bụng.
- Chướng bụng.
Vậy dư nước ối có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.