Dù còn ở trong bụng mẹ nhưng thai nhi đều rất nhạy cảm và có những nỗi sợ hãi riêng. Bởi vật, mẹ bầu hãy chú ý để tránh những thứ con sợ dưới đây nhé.
- Đặt thứ này làm "bùa hộ mệnh" ở đầu giường bà bầu, cả mẹ và thai nhi tha hồ hưởng cả nghìn lợi ích
- Để thai nhi lớn lên, cơ thể mẹ phải thay đổi nhiều như thế này đây!
9 tháng ròng mang thai, người mẹ phải trải qua biết bao đau đớn, vất vả. Nhưng đây cũng là hành trình tuyệt vời nhất của người phụ nữ. Hành trình mà người mẹ phải chinh phục” những khó khăn tưởng chừng có lúc đã làm mẹ quỵ ngã. Mặc cảm về ngoại hình, những cơn ốm nghén dai dẳng, “banh da xẻ thịt” lúc sinh con. Nhưng rồi sau tất cả, khoảnh khắc được nhìn thấy con yêu chào đời cũng đủ bù đắp lại gắp trăm lần nỗi đau mẹ đã chịu.
Hành trình mang thai của mẹ không hề đơn độc, bởi không chỉ là sự cố gắng của mẹ mà bé yêu trong bụng mẹ cũng phải kiên cường mỗi ngày từ lúc mới chỉ mới là bào thai đỏ hon cho đến khi con đủ tháng đủ ngày chào đời khỏe mạnh. Vậy mẹ có biết thai nhi đã phải “mạnh mẽ” thế nào để vượt qua được chặng đường dài này không?
Thai nhi vốn rất dễ nhạy cảm với từng hoạt động của mẹ trong giai đoạn thai kỳ, có những điều tưởng chừng vô hại nhưng lại là mối đe dọa đến sự phát triển khỏe mạnh của con. Đây chính là những điều thai nhi sợ nhất khi còn trong bụng mà nhiều mẹ vẫn chưa biết. Hiểu được những nỗi sợ này sẽ giúp các mẹ bảo vệ được thai kỳ khỏe mạnh nhất. Con chào đời khỏe mạnh, đạt đủ cân nặng và chiều cao đó chẳng phải là điều mẹ mong muốn sao? Vậy nên, các mẹ cần tuyệt đối tránh ngay 9 nỗi sợ hại của thai nhi dưới đây nhé!
Trong tháng đầu mang thai, bé sợ nóng
Khi mới bước vào thai kỳ, cả cân nặng và ngoại hình của mẹ đều chưa có nhiều thay đổi, cũng không cảm giác đặc biệt gì nhưng trong tử cung thì đang có một “chồi non” dần dần “nảy nở”. Trong tháng thứ nhất mang thai, mẹ nên bảo vệ bản thân khỏi bị sốt, không được ngâm mình trong bồn tắm hay phòng xông hơi, cần tránh xa những nơi có nhiệt độ cao, nếu không đứa bé trong bụng sẽ có nhiều khả năng bị mắc các bệnh về thần kinh. Trong thời gian này, bạn nên nghe nhạc nhẹ, có giai điệu chậm để giảm nhẹ bớt áp lực, thả lỏng tinh thần, sẵn sàng chào đón con.
Tháng thứ 2, con sợ thuốc
Thời gian đầu thai kỳ là lúc dễ sảy thai nên bạn cần lưu ý tránh vận động mạnh và “quan hệ vợ chồng”. Đây là thời kỳ hình thành não và nội tạng của thai nhi, bạn cần phải tránh tiếp xúc với tia chụp X-quang, cai thuốc lá và rượu, đặc biệt không được uống thuốc một cách bừa bãi.
Tháng thứ 3, thai nhi sợ dầu mỡ
Trong tháng thứ 3, bạn cần chú ý hơn đến chất lượng thực phẩm, ăn nhiều món thanh đạm dễ tiêu hóa. Đồng thời, người mẹ có thể ăn rau và một số loại quả có vị chua nhẹ, nhiều chất dinh dưỡng, chỉ cần tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ và nhiều đường là được.
Tháng thứ 4, bé sợ tiếng ồn
Đây là thời gian bắt đầu hình thành nên khứu giác, vị giác, thính giác và xúc giác của bé, thai nhi đã có thể tạo ra nhiều cử động khác nhau thậm chí còn “nhào lộn” trong bụng mẹ. Trong tháng thứ 4, bạn còn có thể cảm nhận được sự kỳ diệu của lần đầu tiên con đạp nhưng phải chắc chắn rằng bạn không nên sống thường xuyên trong môi trường quá ồn ào bởi vì các bé rất sợ tiếng ồn.
Tháng thứ 5, con sợ thiếu dinh dưỡng
Do nhiều bộ phận và hệ cơ quan trong cơ thể thai nhi đang không ngừng phát triển và hoàn thiện nên người mẹ tuyệt đối không được để mình bị thiếu chất. Bạn nên lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt và canxi nếu không sẽ xuất hiện dị tật trong quá trình bé phát triển.
Tháng thứ 6, thai nhi sợ tia bức xạ
Đến lúc này, thai nhi đã có thể nghe thấy âm thanh, còn biết “nuốt”, mọi phương diện đều phát triển không ngừng. Ở tháng thứ 6, da của bé đã có hiện tượng nhăn nheo, do đó, trông rất giống “ông già” nhưng mẹ cũng đừng chê con xấu nhé vì không lâu nữa con sẽ “lột xác” thành một em bé xinh xắn đó. Để tránh thai nhi bị dị dạng và chậm phát triển trí tuệ, người mẹ nhất định phải tránh xa những loại tia có tính bức xạ như tia X – quang vì chúng rất dễ dàng làm thai nhi bị tổn thương.
Tháng thứ 7: Thai nhi sợ mẹ căng thẳng
Thai nhi vào tháng thứ 7 đã tăng cường nhiều hơn các vận động cơ thể, trong đó có việc bé tự mở mắt và nhìn ngắm xung quanh trong vài phút. Lúc này, điều khiến thai nhi sợ hãi nhất không gì khác hơn chính là sự xuống dốc về tinh thần của mẹ. Những nỗi hoang mang, bồn chồn, căng thẳng của người mẹ có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Do đó, điều cần làm lúc này là tạo ra một môi trường thư giãn tốt nhất để mẹ lấy lại cân bằng.
Tháng thứ 8: Thai nhi sợ mẹ mệt mỏi
Phần lớn các cơ quan trong cơ thể thai nhi đến tháng thứ 8 đều đã hoàn chỉnh. Não bộ của trẻ cũng đạt đến tốc độ phát triển kinh ngạc. Bụng mẹ cũng đã cao vượt mặt, bước đi trở nên chậm rãi và khó khăn hơn, thậm chí đôi lúc mẹ sẽ bị tăng áp huyết và sưng phù mặt mũi, tay chân.
Chưa kể, sự mệt mỏi khi phải mang vác nặng nề như vậy sẽ khiến mẹ rơi vào trạng thái mất cân bằng. Điều này có thể khiến thai nhi chịu ảnh hưởng không nhỏ. Do đó, mẹ cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý trong những tháng cuối để tránh mệt mỏi triền miên khi thai nhi đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ.
Tháng thứ 9: Thai nhi sợ mẹ lo lắng
Những mong ngóng khi đến giai đoạn nước rút cũng đi kèm với những lo lắng không tên về cơn đau đẻ, về chuyện tài chính… Điều cần làm trong lúc này là hãy tiếp tục kiên nhẫn. Bạn có thể đợi chờ trong suốt 9 tháng thì những ngày cuối cùng này không có lý do gì để bạn phải bỏ cuộc cho dù có phải đối diện với cơn đau được nhiều người ví như “chối chết”. Hãy tin rằng người khác vì con có thể làm được tất cả thì bạn cũng vậy.