Điều gì sẽ xảy ra với thai nhi trên 40 tuần tuổi?

Mẹ bầu 06/06/2020 06:15

Ở tuần thai thứ 41, nhiều mẹ bầu thắc mắc vì sao bé yêu cứng đầu chưa chịu ra khỏi bụng mẹ. Liệu điều gì sẽ xảy ra với thai nhi trên 40 tuần tuổi?

Điều gì sẽ xảy ra với thai nhi trên 40 tuần tuổi?

Lúc này em bé của bạn có chiều dài khoảng 50 cm cân nặng khoảng 3,2 kg. Ở tuần này, bé vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển trong bụng mẹ. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng không nhanh, và không có khác biệt nhiều so với những tuần trước.

Mẹ có thể đang nghĩ em bé khi chào đời chắc hẳn rất mập mạp vì bé còn được ở trong bụng mẹ thêm 1 tuần nữa mà. Nhưng không hẳn như thế đâu mẹ nhé. Thông thường bé sẽ không mập mạp hơn lắm đâu.

Điều gì sẽ xảy ra với thai nhi trên 40 tuần tuổi? - Ảnh 1

Ngoài ra, đầu của bé vẫn còn chưa cứng lại, không được tròn trịa, giống hình chóp để thích ứng với ngã ba âm đạo rất hẹp của mẹ khi chào đời nữa. Làn da của bé trông vẫn còn nhăn nheo và có màu hơi bạc bạc. Nhưng bạn đừng lo lắng vì đây là những dấu hiệu rất bình thường.

Bộ phận sinh dục của bé khi vừa sinh có thể lớn hơn những trẻ sinh ở tuần thứ 39-40 do ảnh hưởng bởi các hooc mon trong cơ thể. Khi chào đời bé vẫn phát triển bình thường giống như những trẻ khác. Ngoài ra còn có hiện tượng rỉ ra một ít sữa ở đầu vú của bé nhưng đây là hiện tượng tự nhiên vì nó sẽ mất đi vài ngày sau đó.

Những điều mẹ nên làm sau tuần thai thứ 40

Các mẹ đừng quá lo lắng, hãy cố gắng nghỉ ngơi, càng nhiều càng tốt để chuẩn bị sức khỏe và tinh thần cho những ngày vất vả sắp tới khi em bé ra đời.

Hết tuần này nếu em bé vẫn chưa chịu chui ra, bác sĩ có thể sẽ sử dụng phương pháp giục sinh hoặc mổ trong trường hợp xấu nhất.

Những em bé ra đời quá tháng có thể bị khô và bong tróc da, do các chất nhầy bảo vệ da bé trước đây đã được tái hấp thu vào bên trong cơ thể và không còn bảo vệ da được nữa.

Những em bé sinh già tháng cũng có xu hướng có móng tay dài, dễ tự làm xước mặt, do vậy bạn nên cho bé mang bao tay, và cần cắt móng tay cho bé thường xuyên.

Các em bé sinh già tháng thường có khuynh hướng háu ăn, vì khi còn trong bụng mẹ ở những tuần cuối thai kỳ, nhau thai đã không thể cung cấp các dưỡng chất cho bé một cách tốt nhất. Khi ra ngoài, bé đòi ăn thường hơn như thể là muốn bù đắp cho những gì đã bỏ lỡ. Cho bé bú mẹ sớm và thường xuyên ngay sau khi sinh sẽ giúp mẹ mau có sữa, đồng thời giúp tạo ra sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và con.

Cách nấu cháo cá chép an thai ngon và giàu dinh dưỡng cho bà bầu

Cháo cá chép là món ăn an thai cho các bà bầu trong suốt thai kỳ. Dưới đây là cách nấu cháo cá chép ngon và giàu dinh dưỡng, các mẹ tham khảo nhé.

TIN MỚI NHẤT