Đau bụng trên rốn khi mang thai là bị gì, có nguy hiểm không?

Mẹ bầu 28/04/2020 17:13

Đau bụng trên rốn khi mang thai là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ, thường xảy ra do sự tăng trưởng kích thước của em bé và diễn ra thường xuyên hơn vào cuối thai kỳ theo cử động của thai nhi.

Đau bụng trên rốn khi mang thai xảy ra trong suốt thai kỳ, xuất hiện chủ yếu khi bà bầu cúi người, có một số hoạt động thể chất hoặc vô tình gia tăng áp lực khu vực bụng. Tuy nhiên, bà bầu bị đau bụng trên từng cơn, gần ức sau đó lan xuống, kèm theo co thắt tử cung thì đó cũng có thể là dấu hiệu của việc sắp sinh.

  1. Nguyên nhân đau bụng trên rốn khi mang thai

Đau bụng trên rốn khi mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hình dạng cơ thể và độ đàn hồi của da bụng. Thông thường, đau bụng trên rốn có thể xảy ra trong suốt các giai đoạn khác nhau trong thai kỳ nhưng đặc biệt nhiều vào kì tam cá nguyệt thứ ba. Dưới đây là những nguyên nhân bà bầu bị đau bụng trên từng cơn trên rốn.

Da bị kéo căng quá mức

Đau bụng trên rốn khi mang thai có sao không?
Đau bụng trên rốn khi mang thai có sao không?

Thai nhi to dần và tử cung bắt đầu mở rộng hơn, trong quá trình này các cơ và vùng da trên rốn sẽ giãn rộng đến giới hạn của nó, khi quá mức sẽ có các vết rạn da, ngứa , thậm chí là đau. Nếu đau bụng trên rốn khi mang thai có kèm da ngứa, cảm thấy căng và đau ở bên ngoài dạ dày chứ không phải sâu trong bụng thì căng da quá mức có thể là thủ phạm.

Áp lực tử cung

Khi mang thai, tử cung mở rộng tạo không gian cho thai nhi phát triển bên trong. Trong ba tháng đầu tiên, tử cung vẫn còn nhỏ và không mở rộng ra ngoài. Trải qua các tháng tiếp theo, khi em bé tăng trọng lượng và cơ thể tích tụ nhiều nước ối trong tử cung, áp lực từ trọng lượng của nước ối và em bé sẽ đè ép lên các nội tạng xung quanh và đè ép quá mức sẽ gây ra những cơn đau bụng trên.

Chứng đầy hơi táo bón

Táo bón là một trong những phàn nàn phổ biến nhất khi mang thai. Trong ba tháng đầu, sự thay đổi nội tiết tố có thể gây táo bón. Đến tam cá nguyệt thứ ba, tử cung đang gây áp lực đáng kể lên ruột và khiến mẹ bầu khó tiêu hóa hơn. Thường đau bụng trên rốn khi mang thai do táo bón sẽ kèm theo cảm giác đầy bụng, tức bụng.

Thoát vị rốn

Thoát vị rốn khi mang thai là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng trên từng cơn
Thoát vị rốn khi mang thai là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng trên từng cơn

Đau bụng trên khi mang thai cũng có thể là triệu chứng của thoát vị rốn. Tình trạng này do một phần của ruột hoặc mô mỡ ép vào một số khu vực gần rốn, dẫn đến phình hoặc sưng gần rốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, nó có thể phát triển thành một tình trạng nghiêm trọng.

Trào ngược axit

Chứng ợ nóng là một triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 17% - 45% phụ nữ khi mang thai. Do một hormone thai kỳ được gọi là progesterone có thể gây trào ngược axit và ợ nóng. Mặt khác, khi tử cung phát triển, áp lực lên đường tiêu hóa có thể làm cho vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiều bà bầu bị trào ngược axit khi nằm.

Đau ở bụng trên khi mang thai do trào ngược axit sẽ có các cơn đau kéo dài lên ngực và cảm giác nóng rát trong cổ họng.

Đau cơ và căng cơ

Các cơ bụng phải căng ra để phù hợp với thai nhi đang phát triển. Áp lực của tử cung lên cơ thể cũng có thể thay đổi cách một người đi lại hoặc di chuyển, làm tăng khả năng chấn thương các cơ.

  1. Giải đáp thắc mắc xung quanh đau bụng trên rốn khi mang thai

Có thai tháng đầu bị đau bụng trên rốn

Có thai tháng đầu bị đau bụng trên rốn có nguy hiểm không?
Có thai tháng đầu bị đau bụng trên rốn có nguy hiểm không?

Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi có thể dẫn táo bón hoặc ảnh hưởng của hóc môn khiến cơ bụng căng ra để phù hợp với thai nhi đang phát triển và đau bụng trên rốn là tác dụng phụ phổ biến, đặc biệt nếu đó là lần mang thai đầu tiên của bạn. Cơ thể nhạy cảm, không chỉ đau bụng trên rốn mà còn có các cơn đau lưng, tức ngực kèm theo, nhưng đừng lo lắng, nó thường sẽ hết khi sang tam cá nguyệt thứ 2.

Tuy nhiên, có thai tháng đầu bị đau bụng trên rốn không thể loại bỏ trường hợp mang thai ngoài tử cung, nếu đau bụng kèm theo chảy máu và đau vùng chậu, vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng cơn đau thực sự xuất phát từ thấp hơn rốn của bạn.

Đau bụng trên rốn khi mang thai 3 tháng đầu

Đau bụng trên rốn do viêm dạ dày là tình trạng phổ biến hơn trong thời kỳ đầu mang thai. Vào giữa tam cá nguyệt thứ hai, khoảng 20 tuần, cơn đau dạ dày thường biến mất.

Đau dạ dày có thể gây đau nhiều hoặc là các cơn đau âm ỉ.

Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 4

Khi bất ngờ gặp những cơn đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 4 kèm theo máu, các mẹ bầu có thể bị bong nhau thai sớm.

Bong nhau thai nhẹ có thể nghỉ ngơi ở nhà, hạn chế vận động nhưng với các trường hợp kèm đau bụng dữ dội, máu ra nhiều thì các bà bầu phải đến bệnh viện ngay vì đang trong tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng tính mạng cả hai mẹ con.

Đau bụng trên rốn khi mang thai tháng thứ 5

Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5, mẹ bầu không cần quá lo lắng
Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5, mẹ bầu không cần quá lo lắng

Thông thường, tháng thứ 5 là giai đoạn thoải mái nhất với các mẹ bầu khi không còn tình trạng ốm nghén của 3 tháng đầu và chưa gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng do tâm lý lo lắng và tinh thần bất ổn của mẹ bầu có thể khiến các mẹ gặp những cơn đau bụng trên rốn.

Ngoài ra với các mẹ mang thai lần 2 mà bé đầu sinh mổ trước đó từ 2 năm trở xuống thì có thể gặp các cơn đau bụng trên rốn khi mang thai thứ 5 vì vết mổ bị căng gây đau các khu vực.

Bà bầu đau bụng trên gần ức

Nếu bà bầu đau bụng trên gần ức hoặc đau nhiều phần trên bên phải của bụng, dưới hoặc gần xương sườn, có thể có nghĩa là có vấn đề với gan hoặc túi mật.

Nếu có cảm giác buồn nôn hoặc bị nôn hoặc cơn đau xuất hiện cảm giác gợn sóng, đó có thể là dấu hiệu của sỏi mật. Nếu không được điều trị, sỏi mật có thể chặn ống mật và gây ra các vấn đề về gan. Trong trường hợp nặng, có thể bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cắt bỏ túi mật.

Đau bụng lâm râm quanh rốn khi mang thai

Đau bụng lâm râm quanh rốn khi mang thai cần làm gì?
Đau bụng lâm râm quanh rốn khi mang thai cần làm gì?

Đau bụng lâm râm quanh rốn khi mang thai phần lớn do tình trạng hệ tiêu hóa thay đổi hoạt động trong thai kỳ dẫn đến rối loạn tiêu hóa hoặc trào ngược dạ dày. Hiện tượng này thường thấy và không nhiều nguy hiểm. Nếu đau mang đến khó chịu và bất tiện thì mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ sớm.

Đau bụng trên rốn khi mang thai 3 tháng cuối có bình thường?

Đau bụng trên rốn có thể xảy ra nhiều trong tam cá nguyệt thứ ba. Nhiều nguyên nhân gây đau bụng trên trong tam cá nguyệt thứ ba là vô hại vì tử cung bắt đầu chèn ép mạnh các cơ quan khác hoặc do vấn đề dạ dày, thường đi kèm với ngứa da.

Nhưng nếu có kèm thêm các triệu chứng như là đau bất ngờ hoặc dữ dội, đau tại vị trí cụ thể với sốt, buồn nôn và chảy máu âm đạo thì nên đến bệnh viện ngay để khám vì chuyển dạ sớm, các vấn đề về nhau thai và viêm nhiễm khác có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và em bé. Điều quan trọng là phải thận trọng và báo sớm với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh về bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Đau bụng trên khi mang thai có tổn thương em bé trong bụng?

Em bé được an toàn trong bụng mẹ và sự tăng trưởng của em bé phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng và cảm xúc của mẹ. Vì vậy, nếu mẹ bị mất cảm giác ngon miệng do đau bụng, lo lắng thì đó là một nguyên nhân gây lo ngại. Trong trường hợp như vậy, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.

  1. Làm thế nào để giảm đau bụng trên khi mang thai

Mẹ bầu nên làm gì khi bị đau trên rốn khi mang thai?
Mẹ bầu nên làm gì khi bị đau trên rốn khi mang thai?

Trong hầu hết các trường hợp, thai kỳ là lý do đằng sau cơn đau nhẹ mà mẹ bầu phải đối mặt, điều này là không thể tránh khỏi nên đừng quá lo lắng. Giữ tinh thần thoải mái và tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà sẽ có rất nhiều cách có thể giúp giảm đau bụng trên khi mang thai:

- Nếu bị đau bụng trên khi mang thai, trong một số trường hợp đeo dây nịt bụng sẽ giúp giảm đau nhanh. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xoa bóp chỗ đau để giảm sự khó chịu và đau đớn. Nếu dây đeo nịt bụng không làm phiền bạn, bạn có thể để nó như vậy.

- Ăn thực phẩm giàu chất xơ để giảm táo bón và đầy hơi. Uống thuốc nhuận tràng cũng có thể giúp giảm đau, nhưng điều quan trọng là nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào khi mang thai.

- Nhẹ nhàng mát xa khu vực, thoa kem dưỡng da và tắm nước ấm đôi khi có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.

- Uống thuốc trị chứng ợ nóng không cần kê đơn dùng được khi mang thai, ăn các bữa ăn nhỏ hơn và lựa chọn chế độ ăn ít axit có thể có thể làm giảm chứng ợ nóng khi mang thai.

- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái để mẹ bầu dễ dàng vận động, không bó hẹp động tác.

- Hàng ngày bà bầu không nên vận động mạnh, làm việc quá sức, nhưng cũng không nên ít vận động quá, không đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu. Đặc biệt mẹ bầu không ngồi xổm, ngồi khom lưng.

  1. Mẹ bầu đau bụng trên khi mang thai có nguy hiểm?

Những điều mẹ bầu cần biết về đau bụng trên khi mang thai
Những điều mẹ bầu cần biết về đau bụng trên khi mang thai

Mẹ bầu sẽ trải qua một số cơn đau bụng trên do những thay đổi nhanh chóng diễn ra trong cơ thể khi mang bầu. Tất nhiên, mức độ đau hoặc khó chịu phụ thuộc vào mức độ lớn của bụng và vào độ đàn hồi của da. Hãy nhớ rằng, đau bụng trên khi mang thai là một hiện tượng phổ biến. Bạn có thể sẽ cảm thấy diễn ra nhiều hơn trong giai đoạn sau của thai kỳ khi kích thước bụng phát triển ngày càng lớn.

Nhiều nguyên nhân gây đau bụng trên là vô hại, nhưng có rất nhiều cơn đau có thể khiến bạn hoảng loạn với cơn đau dữ dội có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng. Hãy gặp bác sĩ thông báo về bất kỳ cảm giác bất thường hoặc rất đau đớn nào khác lạ nào.

Tìm hiểu Đau bụng trên rốn khi mang thai là bị gì, có nguy hiểm không? xem xét các nguyên nhân có thể gây đau bụng trên khi mang thai, làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng và khi nào cần đi khám bác sĩ. Đừng lo lắng hay suy nghĩ quá nhiều về nó. Giữ tinh thần thoải mái và luôn vui vẻ, chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và sớm đón thiên thần yêu chào đời. 

Đau bao tử khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau bao tử khi mang thai là một biểu hiện khá thường thấy. Bởi khi mang thai, cơ thể thay đổi cả về mặt tâm lý cũng như sinh lý, nội tiết; cộng với việc bị căng thẳng, chế độ ăn uống không điều độ nên rất dễ bị đau dạ dày. Nhưng liệu đó có phải dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm?

TIN MỚI NHẤT