Bước sang tháng thứ 9 của thai kỳ là thời kỳ mà các mẹ bầu phải chuẩn bị mọi thứ để chào đón em bé chào đời, trong đó cần trang bị những kiến thức về tư thế giúp sinh con dễ dàng hơn.
- Bà bầu bị tiêu chảy là dấu hiệu sắp sinh?
- Cách hay chữa khỏi viêm họng cho bà bầu bằng nguyên liệu tự nhiên
Bước sang tháng thứ chín của thai kỳ là thời kỳ mà các mẹ bầu phải chuẩn bị mọi thứ để chào đón em bé chào đời. Chị em có thể đọc sách , xem tv hay tham gia các một vài lớp học hướng dẫn trước khi sinh con. Đa số các sách báo, chương trình tv đều khiến chị em tin rằng, tư thế nằm ngửa, đặt lưng xuống giường và hai chân mở rộng sẽ là tư thế tốt nhất khi sinh em bé. Tuy nhiên, các tư thế khác dưới đây sẽ giúp nhiều mẹ bầu dễ sinh hơn đấy.
Tư thế quỳ
Với tư thế này, mẹ bầu sẽ đặt cả hai tay và đầu gối lên giường hoặc một tâm thảm trên sàn. Tư thế này không những làm xương chậu mở rộng, giảm áp lực lên cột sống, giảm đau lưng mà còn giúp đẩy em bé về tư thế sinh chuẩn và ra ngoài nhanh chóng hơn. Tuy nhiên ở tư thế này có thể chị em sẽ thấy hơi mỏi tay.
Tư thế ngồi ghế đẩu
Với tư thế ngồi ghế đẩu, việc sinh con sẽ khiến nhiều chị em cảm thấy dễ chịu hơn. Cổ tử cung sẽ mở rộng, em bé sẽ đi ra ngoài nhanh chóng và thuận lợi hơn và đặc biệt các máy theo dõi thai nhi vẫn có thể sử dụng được khi em bé được sinh ở tư thế này. Tuy nhiên, phụ nữ bị cao huyết áp cần tránh tư thế sinh ngồi.
Tư thế ngồi xổm
Ở tư thế ngồi, dựa lên quả bóng hơi mẹ sẽ giúp bé có được vị trí để thuận lợi nhất. Tuy nhiên với tư thế này nhiều khi chị em sẽ khó giữ được cân bằng do vậy tư thế này thường cần sự hỗ trợ từ người thân
Chị em cũng có thể chọn tư thế ngồi xổm, hai tay vịn vào ghế. Ở tư thế này xương chậu cũng sẽ mở rộng và em bé dễ dàng ra ngoài hơn. Nhưng chị em hãy lưu ý là tư thế này cũng sẽ khiến cơ thể mẹ cảm thấy hơi mệt mỏi đó nhé.
Tư thế nằm nghiêng
Nằm nghiêng người sang một bên sẽ giúp em bé có thêm nhiều oxi hơn. Ở tư thế này sẽ làm các cơ thư giãn tốt hơn, giảm bớt con co thắt và tốt cho các mẹ bầu bị áp huyết cao. Tuy nhiên khi sinh ở tư thế này sẽ gây khó dễ trong việc xác định nhịp tim của thai nhi.
Tư thế đứng thẳng
Đi bộ nhẹ nhàng vào tháng cuối thai kỳ sẽ giúp việc sinh con dễ dàng hơn. Ở tư thế đứng tự nhiên như thế này sẽ giúp em bé di chuyển xuống khu vực thấp hơn, làm giảm đau lưng, giảm các cơn co thắt. Tuy nhiên chị em bị áp huyết cao không nên sinh ở tư thế này và luôn cần một thiết bị theo dõi nhịp tim của thai nhi trong quá trình sinh thường.
Tư thế leo cầu thang
Tư thế này sẽ giúp khung xương chậu mở rộng, giup bé xoay xở và di chuyển vào vị trí sinh đẻ tốt hơn. Tuy nhiên tư thế này đôi khi cũng sẽ tạo ra cảm giác mỏi các cơ cho mẹ.
Tư thế nằm tựa, khoanh chân
Việc vượt cạn là một trong những thời điểm khó khăn nhất của cơ thể mẹ, vậy nên tư thế nằm tựa, hai bàn chân chạm nhau được nhiều chị em chọn. Ở tư thế này, bạn sẽ không cảm thấy căng thẳng và các cơ được co giãn.
Tư thế tựa vào thanh giằng
Hầu như mỗi phòng sinh đều có thêm một thanh giằng, bạn có thể cuốn thêm một chiếc khăn mềm, bám vào đó và rặn đẻ để thúc đẩy bé con ra ngoài. Nhiều khi các thanh giằng cũng được đặt lên giường để chị em có thể bám vào lấy lực khi sinh em bé ở tư thế truyền thống
Tư thế quỳ gối, chân mở rộng
Nếu như em bé đang đối mặt với bụng mẹ thay vì lưng, tư thế quỳ này sẽ giúp em bé quay đầu để về vị trí sinh đẻ phù hợp. Cơ thể người mẹ sẽ được nghỉ ngơi nhiều hơn, các cơn co thắt sẽ giảm đi và làm giảm áp lực cho lưng. Tuy nhiên với tư thế này việc theo dõi thai nhi liên tục trong quá trình sinh sẽ hơi khó khăn.
Dù thế nào đi chăng nữa, trước khi vượt cạn, bạn hãy thảo luận với bác sĩ để chọn cho mình một tư thế sinh tốt nhất để được mẹ tròn con vuông nhé.