Sau khi sinh con, cơ thể người mẹ sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để hồi phục, trở về hình dáng như cũ.
- Dấu hiệu sinh non mẹ bầu nào cũng nên biết
- Dấu hiệu cho thấy thai nhi đang đói- mẹ bầu nhớ ăn ngay để con yêu không quậy phá nhé!
Sinh con xong thường cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều. Dù chỉ sau 2,3 ngày hay thậm chí vỏn vẹn 24 giờ sau sinh đã có thể rời bệnh viện sau một ca sinh mẹ tròn con vuông thì quá trình hồi phục và khôi phục vóc dáng cũ trên thực tế lại kéo dài hơn rất nhiều.
1. Bụng
Lượng mỡ dưới da trong suốt thai kỳ sẽ dần tăng lên để bảo vệ thai nhi trong bụng. những thay đổi về nội tiết tốt và thực đơn dinh dưỡng không hợp lý trong thai kỳ cũng sẽ khiến mỡ bụng ngày một nhiều hơn. Đó là lý do tại sao sau khi sinh, các mẹ bầu thường bị mỡ bũng nhiều và da bụng bị rạn. Đặt biệt nếu sinh mổ, các cơ bụng sẽ chỉ co lại sau từ 6 đến 8 tuần. Nếu như sau khi sinh mẹ tròn con vuông, chị em nên bắt đầu tập thể dục từ thời điểm 1,5 đến 2 tháng sau sinh. Tuy nhiên chị em cần chuẩn bị tâm lý rặng, sẽ phải mất từ 1 đến 2 năm để cơ bụng phục hồi hoàn toàn.
2. Ngực
Khi cho con bú, ngực sẽ trở nên nở nang và lớn hơn. Các cơ và dây chằng lúc này sẽ không thể nâng đỡ và hỗ trợ tốt như trước vì trọng lượng và kích thước của bầu sữa đều tăng lên 2 đến 3 lần. Đó là lý do vì sao nhiều chị em sẽ bị chảy xệ ngực, núm vú rộng hơn và tối màu hơn. Các mạch máu cũng sẽ trở nên rõ ràng vì da sẽ mỏng hơn.
Ở lần đầu sinh con, các mô vẫn có khả năng co giãn tốt nên sau đó ngực sẽ có thể phục hồi nhanh hơn nhưng không phải khi nào nó cũng có thể quay lại hình dạng ban đầu. Hãy bổ sung thêm vitamin A, B,C, matxa ngực nhẹ nhàng, mặc đồ lót thoải mái để bảo vệ độ đàn hồi cho da và giữ được vẻ đẹp của vòng một.
3. Hệ thống xương và cơ
Khi mang thai, cơ thể sản xuất hoocmon relaxin sẽ giúp làm tăng tính đàn hồi của dây trằng và cơ đốt sống. Trọng lượng cơ thể tăng, áp lực lên cột sống và các dây chằng có thể khiến cơ thể người mẹ cảm thấy đau nhức và thường xuyên thấy mỏi khó chịu. Sau khi sinh, lượng progesterone và estrogen giảm mạnh làm chậm quá trình trao đổi chất là các mô mỡ lại tăng lên.
Sau khi sinh, phải mất tới 3-4 tháng hệ thống cơ xương mới có thể phục hồi lại. Hãy tập các bài tập đặc biệt để tăng cơ bắp lưng và đối phó với các cơn đau buốt ở vùng thắt lưng. Tuy vậy, ở nhiều chị em có tiền sử bệnh về khớp hệ thống cơ xương khó có thể hồi phục hoàn toàn sau sinh.
4. Tử cung
Sau khi mang thai, trọng lượng của tử cung có thể tăng gấp đôi. Khi em bé vừa chào đời, tử cung vẫn nằm ở phía dưới rốn khiến nhiều chị em trong vài tuần đầu vẫn cảm thấy như trong thời kỳ còn mang thai. Sau khi nhau thai tách ra, tử cung sẽ lành lại sau 9 tới 10 ngày. Trong tuần đầu tiên có thể xuất hiện băng huyết. Sau khoảng 10 ngày tử cung sẽ có thể co thắt bình thường và phục hồi hoàn toàn sau từ 1,5 đến 2 tháng.
5. Cổ tử cung
Sau khi em bé ra ngoài, cổ tử cung vẫn sẽ mở trong khoảng 4 đến 5 ngày và khép lại hoàn toàn sau 10 ngày. Sau khi sinh em bé, cổ tử cung sẽ không thể hồi phục lại hình dạng như ban đầu. Tuy nhiên nếu sinh mổ, tử cung sẽ không bị ảnh hưởng. Sau khi sinh 3 tháng, cổ tử cung sẽ lại trở lại hoạt động bình thường.
6. Kinh nguyệt
Kinh nguyệt sau khi sinh sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: thời gian mang thai, biến chứng sau sinh, tuổi của phụ nữ, chế độ dinh dưỡng, chế độ ngủ nghỉ… Thông thường, những phụ nữ không cho con bú sẽ có kinh nguyệt trở lại sau từ 6 đến 8 tuần. Với phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn trở lại sau khi cai sữa.
7. Vùng kín
Sau khi sinh con, vùng kín của chị em cũng sẽ bị căng ra và mất đi độ đàn hồi. Nhiều chị em lo sợ điều này sẽ ảnh hưởng đến sự gần gũi thân mật của vợ chồng sau này. Tuy nhiên chị em không cần quá lo lắng vì điều này cũng chỉ tạm thời diễn ra. Từ 3 tới 4 ngày sau sinh, tất cả các vết rạn sẽ tự đông biến mất nhưng thành âm đạo có thể sẽ dày lên đôi chút. Sau từ 6 đến 8 tuần vùng nhạy cảm của chị em sẽ hồi phục hoàn toàn. Các bài tạp Kegel sẽ giúp cho quá trình phục hồi này diễn ra nhanh hơn.
8. Tâm lý hậu sản
Sau khi sinh, các bà mẹ trẻ thường xuyên sẽ cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, mấ ngủ và có thể này sinh những tâm lý tiêu cực. Nhiều phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Những người phụ nữ này cần có sự hỗ trợ từ các bác sĩ tâm lý để tự vượt qua được trở ngại tâm lý của bản thân.
Bạn đã có con chưa? Dù có hay chưa, hãy chuẩn bị tâm lý thật sẵn sàng cho những thay đổi sau khi sinh em bé. Một chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ và thể dục phù hợp sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau sinh