Nhiều mẹ bầu thường xuyên than phiền về việc bị chướng bụng đầy hơi trong thai kỳ, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu. Chứng bệnh này làm cho cơ thể bà bầu mệt mỏi và gây ra tình trạng khó chịu như ợ hơi, ợ chua hay ợ nóng. Vậy nếu có dấu hiệu đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu thì cần phải làm gì?
- Mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên ăn gì để khỏe mạnh trong mùa dịch COVID-19?
- Bà bầu ăn dưa gang có được không?
1. Những triệu chứng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Khi bị đầy bụng khó tiêu, mẹ bầu sẽ thường xuất hiện những triệu chứng sau đây:
- Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu. Tức phần bụng như có vật gì mắc ở phía trên, bụng luôn có cảm giác như chứa đầy nước, đầy hơi, thường xuyên ợ chua hoặc ợ khan.
- Cảm giác ăn nhanh no, chán ăn thậm chí bỏ bữa. Do dịch tiêu hóa không được tiết ra nên cơ thể không có cảm giác thèm ăn và luôn cảm thấy ngán khi nhìn đồ ăn. Nếu cố gắng nuốt thức ăn chị em sẽ cảm thấy vướng nghẹn vùng cổ họng và đôi khi muốn buồn nôn.
- Một số mẹ bầu có thể bị tiêu chảy, táo bón.
2. Những nguyên nhân gây đầy bụng khi mang thai
2.1. Do thay đổi hoocmon
Khi mang thai, hoocmon trong cơ thể mẹ có sự thay đổi cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển của bé. Trong đó, các chất nội tiết như relaxin và progesterone có tác dụng kéo dãn cơ vùng chậu trong thời gian chuyển dạ, nhưng nó cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đầy bụng, táo bón.
Bên cạnh đó, trong thời gian mang bầu, hệ tiêu hóa cũng hoạt động chậm lại. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn hoạt động lâu hơn trong đường ruột phá vỡ thức ăn và tạo thành nhiều khí. Các khí này chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng đầy hơi, ợ nóng ở mẹ bầu.
2.2. Do tử cung lớn hơn
Thông thường, vào tuần thứ 4 của thai kỳ, trứng đã được thụ tinh trú vào niêm mạc tử cung. Lúc này, các mạch máu nội mạc tử cung làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi và nhau thai phát triển. Điều này làm gia tăng lượng máu đến tử cung, khiến nhịp tim tăng và tử cung to lên. Tử cung to sẽ chiếm nhiều không gian hơn trong vùng chậu, khiến chị em cảm giác bị đầy bụng hơn.
2.3. Táo bón gây đầy bụng
Thai nhi hấp thụ nước trong thức ăn đến ruột khiến phân của mẹ bầu trở nên khô và cứng hơn. Thậm chí, phân tích tụ lâu trong đại tràng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và sinh ra khí. Điều này gây nên chứng đầy hơi, chướng bụng và táo bón cùng các vấn đề tiêu hóa khác ở bà bầu.
Ngoài ra, nguyên nhân gây đầy bụng khi mang bầu còn do: tăng cân trong thời gian bầu, uống sắt, canxi, thói quen lười vận động ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
*Đầy bụng khi mới mang thai có nguy hiểm không?
Việc bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu là triệu chứng bình thường. Nó chỉ khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi hơn trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Nhưng nếu tình trạng đầy bụng, buồn nôn kéo dài, dù mẹ bầu đã thay đổi chế độ ăn uống vẫn không thể điều trị dứt điểm sẽ khiến mẹ bầu mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn. Lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khi mẹ không thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng… Vì vậy, mẹ bầu hãy khắc phục ngay nếu có dấu hiệu đầy hơi, khó chịu ở bụng nhé.
>>> Xem thêm:
- 7 cách chữa đầy bụng khó tiêu ngay tại nhà đơn giản cần biết
- Buồn nôn đầy bụng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
3. Cách chữa đầy bụng khó tiêu khi mang thai
3.1. Ngủ đúng tư thế
Mẹ bầu nên kê gối cao, kê thêm một chút dốc ở dưới lưng khi ngủ sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu do chứng đầy hơi, trướng bụng gây ra.
3.2. Tránh xa thuốc lá
Không cần hút thuốc mà chỉ cần ngửi khói thuốc không cũng khiến tình trạng đầy bụng của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn. Khói thuốc gây đảo lộn dịch dạ dày, từ đó làm cảm giác đầy bụng càng thêm khó chịu hơn.
3.3. Chia nhỏ bữa ăn
Thay vì ăn 3 bữa chính quá nhiều và no trong ngày, bầu nên chia nhỏ bữa ăn, khoảng 5-6 bữa để giảm chứng đầy hơi thai kỳ. Khi ăn, cố gắng nhai kỹ, từ từ và chậm rãi. Hạn chế vừa ăn vừa uống, nên uống trước hoặc sau bữa ăn.
3.4. Vận động nhẹ nhàng
Bà bầu nên tích cực vận động trong thời gian mang thai với những bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga… Điều này không chỉ giúp tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa mà còn có tác dụng giảm đầy hơi, chướng bụng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực, tránh stress, thức khuya hay sử dụng các chất kích thích. Mẹ cũng cần mặc đồ thật rộng rãi, đặc biệt vùng bụng và ngực để tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
3.5. Bổ sung bào tử lợi khuẩn mỗi ngày
Bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus mỗi ngày giúp mẹ bầu có một hệ tiêu hóa tốt. Bào tử lợi khuẩn Bacillus sau khi vào cơ thể sản sinh nhanh chóng hình thành lớp màng sinh học bảo vệ niêm mạc ruột/đại tràng khỏi các tác nhân gây hại. Chúng còn sản sinh ra hơn 70 loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại, lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bacillus còn tiết ra nhiều enzyme kích thích tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, Bacillus còn tổng hợp ra nhiều vitamin giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn.
3.6. Thay đổi chế độ ăn uống
Khi mang thai, mẹ bầu nên tránh những loại thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm hoặc hoa quả quá chua và cay là thủ phạm khiến dạ dày “mệt mỏi”, dẫn đến trướng bụng, ợ hơi.
- Món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.
- Đồ uống có ga như nước ngọt, nước tăng lực… dẫn đến chướng bụng và đầy hơi. Bản thân chúng cũng không tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai nên bạn cần hạn chế.
- Các loại cá và thịt hun khói.
- Một số loại thức ăn lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối, hành muối… sẽ làm tăng axit trong dạ dày, khiến chứng đầy bụng khi mang thai trở nên trầm trọng hơn.
Thay vào đó, mẹ nên ăn các loại thực phẩm nhiều chất xơ, có khả năng kích thích tiêu hóa như:
- Những loại trái cây như đu đủ chín, chuối, táo, lê, nho… có tác dụng cung cấp chất xơ , rất có lợi cho tiêu hóa và nhuận tràng.
- Bà bầu có thể dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ khô để hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn và hỗ trợ dạ dày khi bị chướng bụng đầy hơi.
- Lá tía tô không những có tác dụng an thai, chữa cảm cúm, ho sốt, đờm… mà còn giúp bà bầu giảm được chứng đầy bụng, khó tiêu rất hiệu quả nữa đấy.
4. Cách khắc phục tức thì nếu bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu
4.1. Massage vùng bụng
Đây là biện pháp đơn giản mà hiệu quả cải thiện chướng bụng đầy hơi đi kèm táo bón. Massage vùng bụng là liệu pháp an toàn giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm tình trạng khó chịu ở vùng bụng. Lưu ý, khi massage bụng cần nhẹ nhàng để tránh phát sinh những vấn đề không mong muốn.
Chướng bụng đầy hơi ở bà bầu đi kèm với các dấu hiệu khác như đại tiện ra máu, đi đại tiện khó cần tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra cụ thể và có biện pháp điều trị đúng cách, tránh xảy ra những vấn đề nguy hiểm.
4.2. Uống trà ấm
Một tách trà ấm sẽ làm dịu sự cồn cào khiến mẹ bầu khó chịu. Bạn nên sử dụng những loại trà hoa (hoa cúc, hoa hồng...), bởi những loại trà này không chỉ khiến bụng dễ chịu mà còn giúp mẹ bầu thoải mái, ngủ ngon hơn. Tránh uống những loại trà chứa nhiều cafeine như hồng trà, trà xanh...
Nếu bạn có dấu hiệu đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ thì mong rằng bài viết trên đây có thể giúp bạn xử lý nhanh chóng. Đầy bụng khi mang thai là một triệu chứng hoàn toàn bình thường, mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé!