Chỉ cần chút thời gian tìm hiểu bầu 3 tháng đầu ăn gì tốt, các mẹ bầu có thể chọn đúng những thực phẩm vừa ngon, vừa bổ để mẹ khỏe mạnh, con đủ chất lớn khôn.
- Mang bầu 3 tháng đầu ăn mận được không và cần lưu ý những gì?
- Giải tỏa thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín được không?
Nội dung bài viết:
- 1. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu tiên
- 2. Top thực phẩm dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu
- 3. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống 3 tháng đầu thai kỳ
Trong thai kỳ, nhất là tam cá nguyệt đầu tiên, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nắm được bầu 3 tháng đầu ăn gì tốt là điều cần thiết. Bởi có sự nuôi dưỡng, chăm sóc tốt ngay từ lúc hình thành, thai nhi sẽ có sự phát triển ổn định, phòng tránh những dị tật do thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết.
Riêng 3 tháng đầu ăn gì tốt cho thai nhi là những băn khoăn của không ít mẹ bầu. Các loại thực phẩm mẹ nạp và cơ thể đều ít nhiều chia sẻ cho con nên ăn món gì, ăn ra sao đều cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ càng.
1. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu tiên
Hành trình “9 tháng 10 ngày” mang thai luôn có sự thay đổi, đòi hỏi mẹ bầu có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý trong từng giai đoạn. Để biết ăn gì tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu, mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng như sau:
- Trong tháng thứ nhất mang thai, để hạn chế tiền sản giật ở mẹ và phòng ngừa dị tật hệ thần kinh thai nhi, chế độ ăn uống của mẹ bầu cần bổ sung ngay các loại thực phẩm giàu axit folic và vitamin B11.
Bên cạnh đó, tuy bên ngoài chưa thay đổi nhiều nhưng nội tiết tố bên trong tăng lên khiến cơ thể mẹ dễ gặp mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, ốm nghén… Lúc này, mẹ bầu cần cố gắng ăn uống đủ chất, hạn chế bỏ bữa, tăng cường ăn các loại thực phẩm nhiều sắt, protein, vitamin, khoáng chất từ rau củ quả, thịt cá tươi ngon tự nhiên.
- Tháng thứ 2 mang thai, sự hình thành các bộ phận của cơ thể thai nhi đòi hỏi nhiều dưỡng chất cung cấp từ mẹ. Lúc này, mẹ nên lập chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, đảm bảo đầy đủ các nhóm thực phẩm thiết yếu như: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, axit folic...
Nếu trường hợp mẹ bầu nghén nặng, ăn uống không được nhiều thì cũng không nên quá lo lắng. Hãy thay đổi nguồn thực phẩm phù hợp để vượt qua giai đoạn ốm nghén, cố gắng để tăng hoặc giữ cân nặng, không để bị sút cân.
- Đến tháng thứ 3 mang thai, thai nhi bắt đầu phát triển và cần dinh dưỡng nhiều hơn từ mẹ. Các thực phẩm nhiều đạm, giàu kẽm, dồi dào sắt, chất xơ… chính là nhóm dinh dưỡng cần thiết ở tháng thứ 3 này.
Lưu ý luôn uống đủ nước và có thể bổ sung thêm các loại nước ép, sinh tố bổ dưỡng, sữa ít béo giàu canxi vào thực đơn hàng ngày.
Có thể thấy, tùy vào khẩu vị và sở thích của mỗi mẹ bầu mà có những bữa ăn khác nhau nhưng nhìn chung, chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu của mẹ bầu không thể thiếu các nhóm thực phẩm, thành phần thiết yếu sau:
Nhóm bột đường như: gạo, bún, ngô, khoai lang, sắn…
Nhóm chất đạm như: thịt, trứng, cá, hải sản, đậu…
Nhóm chất béo như: dầu, mè, đậu phộng…
Nhóm vitamin, khoáng chất như: rau củ, trái cây…
Canxi: Khoảng 800mg/ngày
Sắt: Khoảng 30 - 60mg/ngày
Axit folic: Khoảng 400mg/ngày
2. Top thực phẩm dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu
- Rau xanh có màu đậm
Ăn rau gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu? Câu trả lời chính là các loại rau xanh có màu đậm như cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ xanh, diếp cá… Vì chúng rất giàu axit folic cần thiết cho sự hình thành và phát triển hệ thần kinh thai nhi, đồng thời, bổ sung vitamin và chất xơ phòng ngừa táo bón thai kỳ.
Rau xanh thì mẹ bầu có thể trộn salad, nấu canh hoặc xay làm nước ép uống giải nhiệt.
- Trứng gà
Trứng gà nhiều dinh dưỡng nên không thể bỏ qua trong thực đơn dành cho bà bầu 3 tháng đầu. Nguồn canxi và vitamin D có trong trứng giúp bảo vệ hệ xương khớp cho cả mẹ và con.
Tốt nhất nên chế biến thành các món trứng hấp, luộc; hạn chế chiên, rán nhiều dầu mỡ béo ngậy.
- Thịt
Các loại thịt đỏ, thịt trắng giàu sắt, protein rất cần thiết và nên xuất hiện 1-2 lần/tuần trong chế độ ăn của bà bầu giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.
Nên chọn mua thịt ở địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng an toàn và chế biến ở hình thức đơn giản, ít gia vị để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu.
- Cá tươi
Cá chứa nhiều dinh dưỡng và DHA, Omega-3 rất tốt cho sự phát triển của thai nhi nên cần bổ sung thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.
Một số loại cá nên ăn nhiều có thể kể đến là cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá tuyết… nhưng cần chọn cá tươi, giữ nguyên hương vị và chất lượng khi nấu ăn.
- Hải sản
Tôm, cua, hải sản giàu đạm và canxi nên rất tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu, giúp thai nhi phát triển hệ xương, răng ổn định, đồng thời, ngăn ngừa loãng xương cho mẹ bầu.
- Các loại trái cây có múi
Bầu 3 tháng đầu ăn quả gì tốt? Đứng đầu danh sách phải kể đến là những loại trái cây có múi giàu vitamin C, axit folic như cam, chanh, quýt, bưởi… Đây là những thực phẩm vàng giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật cho cả mẹ và con.
Các loại trái cây này có thể tách múi ăn liền hoặc ép thành nước uống, làm nước sốt ăn kèm vô cùng ngon miệng và kích thích vị giác.
- Các loại hạt dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu không chỉ có thịt cá, củ quả mà còn có các loại hạt dồi dào protein, chất chống oxy hóa, sắt, kẽm, đồng… như hạt óc chó, hạt lanh, hạnh nhân, hạt hướng dương…
Chỉ cần sử dụng như một món ăn vặt thì các loại hạt dinh dưỡng cũng cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ.
- Ngũ cốc nguyên cám
Là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho mẹ bầu, các sản phẩm ngũ cốc nguyên cám như bột yến mạch, gạo lứt... có thể bổ sung trong chế độ ăn suốt thai kỳ chứ không riêng gì 3 tháng đầu.
Nếu không muốn chế biến cầu kỳ mà vẫn có ngay món ăn đầy đủ dinh dưỡng và ngon miệng thì đừng bỏ qua ngũ cốc nguyên cám.
- Các loại đậu
Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành… loại nào cũng tốt cho sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu.
Vừa dễ mua, dễ làm lại có thể biến tấu thành đủ món ngon, từ nấu chung với cơm, nấu chè, nấu xôi đến ủ làm giá đỗ…, thật dễ dàng để bồi bổ sức khỏe cho những tháng đầu mang thai.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa nhiều canxi, lợi khuẩn giúp mẹ bầu khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Nên bổ sung nguồn thực phẩm này thường xuyên, đều đặn mỗi ngày.
3. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống 3 tháng đầu thai kỳ
Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn quan trọng nhưng lúc này chưa cần phải tăng cân quá nhiều, chỉ cần tăng 1-2kg là đủ. Quan trọng là chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, không bị thiếu hụt thành phần nào làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Dù ăn món nào cũng phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe. Thịt cá thì cần tươi sống, rau củ thì cần an toàn, không hóa chất độc hại. Ăn đa dạng, đan xen giữa các loại thực phẩm để bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Dù nghén thèm ăn món nào cũng cần tự điều chỉnh để tránh ăn nhiều chỉ một món.
Chế biến thức ăn nên ở dạng cơ bản, ăn chín, uống sôi, hạn chế gia vị muối, đường dễ dẫn đến tình trạng cao huyết áp, sưng phù, béo phì trong giai đoạn mang thai.
Tránh xa thuốc lá, rượu, bia, chất kích thích, nước ngọt có gas, caffeine gây hại cho sức khỏe cả mẹ và con.
Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, bánh kẹo nhiều đường, nhiều béo không lành mạnh.
>>> Xem thêm:
- Mẹ bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không?
- Những điều cần biết trong việc chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu
Thay vì ăn 3 bữa chính thì mẹ bầu có thể chia nhỏ bữa ăn với một lượng vừa đủ, đồng thời xác định rõ tỉ lệ các nhóm chất trong mỗi bữa ăn để có chế độ ăn khoa học, hợp lý.
Trên đây là tất tần tật thông tin bầu 3 tháng đầu ăn gì tốt. Kết hợp chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và tập luyện, nghỉ ngơi ổn định, mẹ bầu sẽ giúp con yêu phát triển khỏe mạnh từng ngày.