Tìm hiểu các dấu hiệu thai lưu để có cách phòng tránh và xử lý kịp thời là điều quan trọng mà mẹ không nên bỏ qua để bảo vệ bản thân khỏi những biến chứng đáng tiếc.
- Những lợi ích bất ngờ từ chanh dây đối với sức khỏe mẹ bầu, bạn nên biết để bổ sung cho cơ thể
- Kiwi và những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe bà bầu, đặc biệt còn giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi
Trường hợp thai lưu trong lần mang thai đầu tiên cần xem xét chính là sự bất thường của nhiễm sắc thể, ở lần mang thai tiếp theo hầu hết mọi người đều có thể mang thai thành công. Nhưng đối với những phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp thì căn nguyên tương đối phức tạp, có thể có yếu tố di truyền, bất thường nội tiết, yếu tố nhiễm trùng, yếu tố miễn dịch… cần phải khám toàn diện. Hầu hết khi bị thai lưu sẽ không có triệu chứng rõ ràng, thai phụ không biết rằng phôi thai đã ngừng phát triển, đại đa số đến vệnh viện tra mới phát hiện ra.
Bác sĩ phụ sản Hoàng Đức Lan, thuộc Bệnh viện sinh sản Hoa Sơn thành phố Nam Xương (Giang Tây, Trung Quốc) chỉ ra 5 dấu hiệu nhận biết thai lưu sớm nhất mẹ bầu cần hết sức lưu ý:
Sự biến mất đột ngột của các phản ứng đầu thai kỳ
Khi vừa mới mang thai, hầu hết mọi người sẽ gặp phải các phản ứng thai nghén như buồn nôn, nôn ói, buồn ngủ, đi tiểu nhiều lần… Các triệu chứng này thường kéo dài đến 3 tháng mới biến mất từ từ, có một số người nghén đến lúc sinh em bé. Tuy nhiên nếu tất cả những phản ứng sớm của thai kỳ này đồng loạt biến mất, hoặc sự phát triển của thai kỳ đầu đột ngột yếu đi, đó có thể là dấu hiệu báo trước của việc thai bị ngừng phát triển. Khi thai nhi ngừng phát triển, sự tiết progesterone sẽ giảm đột ngột, và những phản ứng ban đầu xuất hiện cũng sẽ đột ngột biến mất.
Ra máu ở âm đạo
Khi thai lưu, việc bong tách thai khỏi tử cung gây ra xuất huyết âm đạo ở thai phụ. Bởi vậy, mẹ bầu nếu bị ra máu hồng nhạt, nâu hoặc nâu đậm cần khám bác sĩ ngay để kiểm tra và phát hiện sớm xem mình có bị thai lưu hay không. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu bị thai lưu nhưng không ra máu nên chị em hãy xem xét thêm các biểu hiện khác để thăm khám kịp thời.
Không còn cảm giác căng tức ở bầu ngực
Sự thay đổi nội tiết và những thay đổi ở tuyến vú khiến hầu hết mẹ bầu đều có cảm giác căng tức và hơi đau ngực. Song nếu cảm giác này đột ngột biến mất lại cộng thêm một số biểu hiện như ra máu, giảm nghén thì mẹ bầu có nhiều khả năng bị lưu thai. Khi gặp những biểu hiện lâm sàng như trên, mẹ bầu nhất định phải đi khám ngay. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tình trạng thai nhi bằng phương pháp siêu âm và nghe tim thai. Những chẩn đoán ban đầu sẽ được căn cứ trên tình trạng tim thai có nghe được không hoặc tử cung có phát triển tỷ lệ thuận cùng với sự phát triển thai nhi.
Đau bụng dưới
Trong suốt quá trình thai kỳ, mẹ bầu thường cảm thấy nặng nề, mệt mỏi. Nhưng trước 12 tuần, nếu xuất hiện những cơn đau bụng dưới dữ dội hoặc lâm râm, có thể kèm theo đau lưng thì có thể hiện tượng thai lưu đã xảy ra.
Chuyển động của thai nhi biến mất
Vào 3 tháng giữa thai kỳ, bà bầu sẽ cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi. Hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ cũng diễn ra thường xuyên. Nếu ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, hoạt động của thai nhi yếu đi, tần suất hoạt động giảm dần hoặc mất hẳn thì mẹ bầu cần cảnh giác và đến bệnh viện sớm hơn, thai nhi có thể bị chết lưu.
Việc nạo hút thai rất có hại cho phụ nữ, đồng thời cũng sẽ gây ra những sang chấn tâm lý nhất định, thai nhi ở tháng càng lớn thì những tổn thương mang lại càng lớn. Trong quá trình mang thai, bạn phải hết sức chú ý đến những thay đổi của cơ thể, tuy những biểu hiện trên chưa chắc là lưu thai, nhưng nếu có bất thường thì nên đến bệnh viện khám kịp thời để đảm bảo cơ thể thai phụ và thai nhi luôn khỏe mạnh.