Bà bầu thấy khí hư có 3 dấu hiệu này phải đi khám ngay, có thể bé đang gặp nguy

Mẹ bầu 11/04/2018 06:53

Nếu chị em thấy khí hư có màu lạ hoặc có mùi, hãy đến gặp bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Việc ra huyết trắng (hay còn gọi là khí hư) là một hiện tượng sinh lý rất bình thường ở phụ nữ có thai. Khi bạn mang thai, lượng khí hư thoát ra cung sẽ tăng lên và đôi khi sẽ có những màu sắc khác thường. Tuy nhiên, chị em đừng vội hoảng hốt, dưới đây là một số hiện tượng thường gặp mà các mẹ bầu cần lưu ý.

Khí hư có màu vàng

Khi mang thai, nếu thấy khí hư có màu vàng thì đây rất có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hay các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Khi sự viêm nhiễm đã ở mức nghiêm trọng, chất dịch tiết ra có thể chuyển thành hỗn hợp màu vàng và màu lục nhạt, sau đó chuyển sang màu xanh lá cây. Khi bị viêm âm đạo, khí hư thường có mùi hôi, tanh và khó chịu bất thường. Ở độ tuổi càng lớn, các chị em càng dễ bị viêm nhiễm âm đạo hay mắc các bệnh phụ khoa khác.  Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khí hư khi thoát ra chỉ có màu trắng thông thường nhưng sau một thời gian ngoài không khí và khô sẽ trở thành màu vàng.

Bà bầu thấy khí hư có 3 dấu hiệu này phải đi khám ngay, có thể bé đang gặp nguy - Ảnh 1

Khí hư có màu xanh

Khi dịch âm đạo tiết ra có màu xanh, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì có thể bạn đã bị viêm nhiễm mãn tính. Khi bạn bị viêm nhiễm, bạch cầu trung tính sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn và tập trung nhiều ở khu vực vùng kín. Khi các bạch cầu này vỡ ra sẽ thoát ra ngoài tạo ra chất dịch nhầy có màu xanh lá. Ngoài ra đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc phải các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như giang mai, bệnh lậu hay nhiễm khuẩn trichomonas.

Bà bầu thấy khí hư có 3 dấu hiệu này phải đi khám ngay, có thể bé đang gặp nguy - Ảnh 2

Khí hư có màu hồng

Trong đa số các trường hợp khí hư có màu hồng là do huyết trắng bị hòa lẫn với một lượng máu nhỏ giống như  màu sắc của kinh nguyệt những ngày cuối cùng. Lần đầu bạn có thể thấy khí hư màu hồng nhật khi mang thai là thời điểm sau khi thụ thai và phô thai bắt đầu làm tổ trong tử cung của bạn. Trong vài tuần cuối cùng của thai kỳ chất dịch màu hồng lại xuát hiện một lần nữa.

Tuy vậy, trong suốt thai kỳ, sự xuất hiện của khí hư màu hồng nhạt cũng có thể là dấu hiệu của sự sảy thai. Tuy  rằng thai nhi không còn nữa nhưng các hiện tượng liên quan tới thai kỳ như thai nghén, buồn nôn, chóng mặt vẫn có thể xảy ra. Đây cũng có thể là biểu hiện của trường hợp mang thai ngoài tử cung khi thai nhi bắt đầu phát triển ngay trong ống trứng- sẽ gây nguy hiểm cho người mẹ.

Ngoài ra, khí hư hồng nhạt bị thải ra có thể đến từ hiện tượng nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo xảy ra khi nhau thai nhằm ở vị trí thấp nhất của tử cung dẫn đến bánh nhau che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Đây là nguyên nhân chính gây xuất huyết trong khi mang thai và gây khó sinh.

Bà bầu thấy khí hư có 3 dấu hiệu này phải đi khám ngay, có thể bé đang gặp nguy - Ảnh 3

Khi nào mẹ bầu cần tới gặp bác sĩ?

Nếu như bạn chưa đến tuần thứ 37 của thai kỳ, khi lượng khí hư tăng lên bất thường và có lẫn máu chuyển sang màu hồng nhạt hay màu nâu sẫm giống như vệt máu khô hãy đến gặp bác sĩ ngay vì có thể bạn sắp chuyển dạ sớm.

Khi bạn thấy huyết trắng ra nhiều, tuy không có mùi nhưng cảm thấy đau rát, khó chịu hãy đến gặp bác sĩ  để được điều trị.vì có thể bạn đã bị viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn hoặc các loại nấm men gây ra.

Đặc biệt khi khí hư có màu vàng hoặc xanh lục bạn cần được điều trị ngay vì đó là triệu chứng của các bẹnh lây truyền qua đường sinh dục và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác đã ở mức nghiêm trọng.

Bất kể khí hư thoát ra có màu sắc gì hay có các hiện tượng như mẩn ngứa, sưng đỏ xảy ra, các mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời. Hãy chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sử dụng quần lót bằng vải bông nguyên chất  thấm hút cao để tránh các bệnh lý khi mang thai, bảo vệ cả mẹ và thai nhi cho tới ngày em bé chào đời.

Bà bầu nên uống loại sắt nào?

Sắt luôn được biết đến là loại khoáng chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Vậy nhưng có phải bà bầu nào cũng phải uống sắt và bà bầu nên uống loại sữa nào?

TIN MỚI NHẤT