Khi mang bầu, Dung thường xuyên bị táo bón dẫn đến bệnh trĩ.
- Mẹ bầu không thể bỏ qua các dấu hiệu nhận biết thai đã vào tử cung
- Thai trong thai – Hiện tượng kỳ lạ và hiếm gặp, mẹ bầu cần làm để tránh dị tật này
Dù đã tìm mọi cách để ngặn chăn nhưng tình trạng của Dung không được cải thiện hoàn toàn, chỉ vì giữ thói quen nằm ngửa khi ngủ.
Thấy Dung nhăn nhó leo lên giường nằm đắp chăn, Thắng sốt sắng hỏi: “Được chưa em?”. Dung không trả lời, khẽ gật đầu. “Phù, đến là thoát nợ. Anh cũng phải nín thở theo em đấy”, Thắng nói. Dung gắt lên: “Cả ngày nay em vào ra 3 lần mới đi được chứ có phải dễ dàng gì đâu. Chẳng hiểu sao có bầu mà lại cứ bị táo thế này. Mấy lần gần đây còn đi ra máu nữa. Đau lưng, đi khó, sao em khổ thế này”.
Thấy vợ luôn khổ sở và lo lắng vì thường xuyên bị táo, Thắng cũng bồn chồn không yên. Thắng lên mạng tìm vào các trang tư vấn sức khỏe, lân la hỏi kinh nghiệm của các bà bầu trên diễn đàn. Sau một vòng lướt net, Thắng đã thu thập được kha khá thông tin để phổ biến cho vợ. “Để tránh bị táo, em phải ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, không được ăn các thức ăn nóng nhiệt và ăn ít muối, đường. Em cũng phải chịu khó tập thể dục để kích thích ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Ngay từ bây giờ sẽ áp dụng một cốc nước ngay nhé”, Thắng nói.
Kể từ hôm thực hiện theo những kinh nghiệm và kiến thức thu thập được, tình trạng của Dung được cải thiện đôi chút. Tuy nhiên, Dung vẫn thỉnh thoảng bị đại tiện khó khăn và ra máu. Không thể chờ đợi lâu, Thắng đưa vợ đến bệnh viện khám. Bác sĩ chẩn đoán Dung bị trĩ giai đoạn đầu. Dung rất ngạc nhiên và lo lắng, vội vã hỏi: “Cháu đã rất cố gắng thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý và khoa học, vậy mà vẫn bị đi táo là sao hả bác sĩ”. “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng các bà bầu bị táo bón. Nhưng chủ yếu là khi mang thai, tử cung mở to tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn, khiến dễ gây nên bệnh trĩ. Chế độ dinh dưỡng và tập luyện là một chuyện nhưng việc các bà bầu nằm ngửa khi ngủ cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Thế ở nhà, chị nằm ngủ thế nào”, bác sĩ hỏi. “Dạ, đúng là cháu vốn quen nằm ngửa từ bé, nên giờ nằm nghiêng thấy không quen”, Dung phân trần. “Giờ mang thai thì chị nên thay đổi tư thế sang nằm nghiêng. Bởi nằm ngửa không chỉ khiến chị bị trĩ mà sức nặng của thai nhi sẽ làm chậm quá trình đưa máu trở lại tim bạn, làm giảm lượng máu đến tử cung. Điều này có nghĩa thai nhi sẽ nhận được ít oxy và dưỡng chất hơn. Chỉ thỉnh thoảng nằm ngửa chứ không nên thường xuyên sẽ các tác động không tốt đâu. Từ giờ chị tiếp tục thực hiện chế độ đang áp dụng nhưng không nên nằm ngửa khi ngủ”, bác sĩ khuyên.
Nghe lời dặn của bác sĩ, Dung về nhà chịu khó nằm nghiêng sang hai bên mỗi khi ngủ. Thật lạ là tình trạng táo của Dung hết hẳn, bệnh trĩ cũng vì thế mà thuyên giảm. Không chỉ Dung mà Thắng cũng có thể thực sự thở phào nhẹ nhõm. Hai vợ chồng giờ chỉ mong sớm đến ngày đứa con nhỏ chào đời mạnh khỏe.