Ăn hạt sen có an toàn khi mang thai không?

Mẹ bầu 20/11/2020 06:00

Hạt sen có giá trị dinh dưỡng cao, chúng rất giàu canxi, sắt, photpho, mangan, kali, vitamin B, axit amin và chất chống oxy hóa. Vì vậy, bà bầu ăn hạt sen sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và hỗ trợ sự phát triển cho bé.

Những chất dinh dưỡng này đặc biệt tốt cho những bà bầu có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu nên ăn chúng điều độ để giữ sức khỏe và tránh các biến chứng.

Ăn hạt sen có an toàn khi mang thai không? - Ảnh 1

Ăn hạt sen có an toàn khi mang thai không?

Giá trị dinh dưỡng của hạt sen

Dinh dưỡng có trong 100g hạt sen thô như sau:

Nước (77g), calo (89kcal), cacbonhydrate (17,28g), chất đạm (4,13g), chất béo (0,53g), canxi (44mg), magie (56mg), photpho (168mg),...

Với nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, chất điện giải và khoáng chất, hạt sen rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi.

Lợi ích của việc ăn hạt sen khi mang thai

 

Dưới đây là lợi ích của hạt sen khi mang thai

Điều trị chứng mất ngủ: mất ngủ khi mang thai có thể do mức độ hormone dao động, thói quen ăn uống và căng thẳng. Hạt sen có thể điều trị chứng mất ngủ vì đặc tính an thần nhẹ của chúng. Các vitamin và chất chống oxy hóa trong hạt sen cũng điều chỉnh hoạt động của cơ thể, giúp bạn có thói quen ngủ đều đặn.

Ngăn ngừa tiêu chảy: hạt sen là một phương thuốc tuyệt vời chữa bệnh tiêu chảy do mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ mang thai. Hạt sen chứa một lượng nhỏ các alcaloid góp phần vào hoạt động chống co thắt của ruột, do đó làm giảm tiêu chảy.

Kiểm soát huyết áp: nhân của hạt sen có chứa thành phần đắng, gọi là isoquinoline, có tác dụng làm dịu và làm giãn mạch máu, nhờ đó giúp kiểm soát huyết áp.

Giữ nước: hạt sen được biết đến với đặc tính giữ ẩm cho da. Trà hạt sen ngăn ngừa mất độ ẩm của da, làm giảm sự hình thành tế bào bất thường và ức chế quá trình oxy hóa protein.

Quản lý lượng đường trong máu: lượng đường trong máu có thể tăng cao trong thai kỳ. Hạt sen chứa vitamin B, chất xơ cao và lượng calo thấp giúp giảm mức đường huyết.

Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: hạt sen là một nguồn protein phong phú, cần thiết cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của thai nhi.

Ăn bao nhiêu hạt sen trong một ngày?

Mẹ bầu có thể ăn khoảng 2 đến 3 nắm hạt sen để mang lại những lợi ích đã nêu trên. Hạt sen cũng có thể gây ra tác dụng phụ nhất định ở một vài phụ nữ mang thai.

Tác dụng phụ của việc ăn hạt sen khi mang thai

Có một vài lý do để không ăn quá nhiều hạt sen khi mang thai. Dưới đây là một số tác dụng phụ của việc ăn hạt sen:

Việc tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến đầy hơi, táo bón.

Nếu bị đái tháo đường, bạn nên tránh ăn quá nhiều hạt sen vì chúng có xu hướng làm giảm lượng đường trong máu.

Một số người có thể bị dị ứng với hạt. Trong trường hợp bạn cảm thấy không ổn khi sử dụng hạt sen, hãy ngừng ăn chúng và hỏi ý kiến bác sĩ.

Bà bầu có nên ăn xoài không: Công dụng, tác hại của xoài mẹ bầu nên biết

Xoài là một loại trái cây mà hầu hết mọi người không thể cưỡng lại. Phụ nữ mang thai có xu hướng thèm xoài hơn do vị chua ngọt của chúng. Tuy nhiên, bạn vẫn thắc mắc về việc ăn xoài khi mang thai.

TIN MỚI NHẤT