3 lý do “then chốt” tại sao bà bầu không được ngồi xổm

Mẹ bầu 10/11/2019 10:01

Nếu bạn đang thắc mắc ngồi xổm có tốt cho bà bầu không, thì 3 lý do tại sao bà bầu không được ngồi xổm sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này thật khoa học.

Nếu bạn thắc mắc ngồi xổm có tốt cho bà bầu không thì câu trả lời là không, hoàn toàn không. Đây là việc làm tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra để lại những hệ quả rất xấu cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của bé. Sau đây là 3 lý do tại sao bà bầu không được ngồi xổm và những phân tích cụ thể để giúp bạn hiểu rõ.

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm

Nguy cơ giãn tĩnh mạch khi ngồi xổm

Khi mang thai, trọng lượng ở vùng bụng của chúng ta tăng rất nhiều, vì trong đó có thêm một sinh linh nhỏ nữa. Bạn phải chú ý tới trọng lượng này và sự an toàn của em bé trong người. Khi bạn ngồi xổm, trọng lượng nửa thân trên của bạn – khu vực đang chiếm phần lớn cân nặng bị dồn xuống hai chân. Từ đó nó sẽ ảnh hưởng đến tĩnh mạch và sự vận chuyển máu tại nửa thân dưới. Tình trạng giãn tĩnh mạch và phù nề có thể xảy ra khi áp lực gia tăng đột ngột lúc ngồi xổm. Đây chính là lý do quan trọng vì sao bà bầu không được ngồi xổm.

Ngoài ra, khi ngồi xổm cột sống của bạn cũng phải chịu chung áp lực này, kết hợp với việc tĩnh mạch và hoạt động vận chuyển máu bị ảnh hưởng, tình trạng này có thể khiến nghẽn mạch máu, phù nề, đau lưng. Vì vậy bạn không nên ngồi xổm thường xuyên, càng hạn chế càng tốt cho cơ thể và em bé. Tác hại của việc bà bầu ngồi xổm sẽ khiến sức khỏe của mẹ và bé bị ảnh hưởng.

3 ly do “then chot” tai sao ba bau khong duoc ngoi xom 9
Cần chú ý tới tư thế ngồi khi mang bầu - Ảnh minh họa: Internet

Tăng sức ép lên bàng quang

Vốn dĩ áp lực khi mang thai lên bàng quang đã nhiều hơn bình thường, nên tác động của việc ngồi xổm có thế khiến bàng quang của bạn bị ảnh hưởng nặng nề. Từ đó dẫn đến các cơn đau ở vùng bàng quang và bụng dưới. Nếu kéo dài sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng hơn nên bạn cần hạn chế tối đa việc ngồi xổm.

Tác động tới tuần hoàn máu và sự thăng bằng

Như đã phân tích phía trên, khi ngồi xổm tuần hoàn máu của bạn có thể bị ảnh hưởng do các tác động của trọng lượng cơ thể, kết hợp với việc mất cân bằng trọng lượng cơ thể ở nửa phần trên và dưới sẽ khiến các mẹ bị chóng mặt, bị mất thăng bằng và dễ ngã hơn. Như thế sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn của em bé và của chính bạn. 

3 ly do “then chot” tai sao ba bau khong duoc ngoi xom 2
Nên chọn tư thế ngồi thỏa mái khi mang bầu - Ảnh minh họa: Internet

Các tư thế ngồi cầm tránh

Ngoài việc tránh ngồi xổm trong suốt thai kỳ, các mẹ cần chú ý tránh các tư thế ngồi sau đây cũng có hại cho sự phát triển của bé.

Ngồi quá cao khiến chân không chạm mặt đất

Tương tự như việc ngồi xổm, việc ngồi mà chân không chạm đất sẽ vô tình khiến trọng lượng cơ thể dồn xuống hai chi dưới. Từ đó khiến các hiện tượng như giãn tĩnh mạch, nghẽn mạch máu và phù nề diễn ra. Thêm vào đó, khi mang thai khả năng các mẹ bị phù nề cao hơn bình thường rất nhiều. Nếu lặp đi lặp lại quá nhiều có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như sản giật, đau lưng,…Vậy nên cần tuyệt đối tránh tư thế ngồi này. Có thể khắc phục bằng cách kê một thứ gì đó để có thể đặt chân lên là được.

Ngồi vắt chéo chân 

Ngồi vắt chéo chân khiến máu khó lưu thông hơn và làm vùng bụng dưới bị bí, như thế sẽ ảnh hưởng tới các mẹ và em bé. Tình trạng giãn tĩnh mạch, nghẽn mạch máu và áp lực làm thai nhi khó chịu sẽ xuất hiện. Các mẹ nên hạn chế cả tự thế này nhé. Thực tế khi có bầu, ngồi tư thế này sẽ khó chịu hơn bình thường nên nếu bạn không có thói quen cố thủ là vắt chéo chân thì sẽ rất dễ sửa thôi.

3 ly do “then chot” tai sao ba bau khong duoc ngoi xom 3
Khi ngồi nên để ý đến phần bụng để không gây chèn ép thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Ngồi gù, ngồi không thẳng, buông thõng vai 

Khi bạn ngồi gù, ngồi khom lưng hay ngồi buông thõng vai phình bụng sẽ khiến áp lực dồn lên xương sống và tủy sống sẽ nhiều hơn bình thường rất nhiều. Đặc biệt khi khối lượng của em bé càng ngày càng tăng lên sẽ tạo lực kéo lớn hơn nữa. Nên các mẹ phải chú ý ngồi thẳng lưng, thẳng vai để bản thân khỏe mạnh và em bé phát triển tốt. Có thể khắc phục lúc mỏi lưng bằng cách kê một chiếc gối nhỏ ra sau lưng và dựa vào, hoặc chọn loại ghế đệm để dựa là được.

Ngồi tì vào phía trước hoặc quá gập người ra đằng trước

Cũng với lý do là áp lực của vùng bụng, bạn không nên gập hoặc cúi quá người về phía trước, điều đó sẽ khiến em bé bị đề và lượng oxy thu nhận được ít đi, gây nguy hiểm tới thai nhi.

>>> Xem thêm:

- Bà bầu có nên nằm võng? 3 vấn đề nguy hiểm ít được nhắc tới

Ngồi xổm 

Như đã phần tích phái trên, ngồi xổm là một hành động cần tránh ở các mẹ bầu để không gặp phải các chứng giãn tĩnh mạch, phù nề chân, chóng mặt nhức đầu, tê chân hoặc chuột rút,…Đồng thời đảm bảo sự an toàn của bé và sức khỏe vùng cột sống cho bà mẹ.

3 ly do “then chot” tai sao ba bau khong duoc ngoi xom 5
Các tư thế ngồi sai sẽ khiến mẹ và bé khó chịu - Ảnh minh họa: Internet

Tư thế ngồi khoa học cho mẹ bầu

Để hỗ trợ cho việc phát triển thai kỳ, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho mẹ trước và sau khi sinh con, chúng tôi khuyến khích bạn ngồi theo những tư thế khoa học dưới đây.

  • Ngồi trên ghế không quá cao và quá thấp sao cho hai chân chạm đất, đầu gối không quá cao khiến cơ thể bị gập, chỉ nên cao hơn mông một chút hoặc vuông góc 90 độ. Việc này sẽ có lợi cho tuần hoàn máu và hệ xương khớp của mẹ.
  • Ngồi thẳng lưng, thẳng vai, không nghiêng ra trước quá nhiều, cũng không ngồi vẹo trái vẹo phải để trọng lực cơ thể phân bố đều hai bên hông. Việc này vừa giúp các mẹ đỡ mỏi, vừa không để lại các tác động có hại.
  • Không được xoay nửa thân trên hay cúi gập để lấy đồ gì đó, nên đứng dậy rồi di chuyển cơ thể từ từ.
  • Trước khi đứng dậy duỗi thẳng chân, xoay nhẹ cổ chân một chút để không bị tê hay chuột rút, sau đó đứng lên nhẹ nhàng.
  • Không ngồi một chỗ quá lâu hay chỉ ngồi một tư thế, hãy đứng dậy di chuyển nhẹ nhàng khoảng 20 phút một lần để máu được tuần hoàn tốt và đỡ tê mỏi chân tay.
  • Hạn chế cúi gập người hoặc quá với người để thực hiện một hành động nào đó, ví dụ như với đồ. Đồng thời không xoay người quá đột ngột, không xoay thân quá 90 độ để đảm bảo em bé không bị o ép.
3 ly do “then chot” tai sao ba bau khong duoc ngoi xom 8
Hãy tạo sự cân bằng khi ngồi - Ảnh minh họa: Internet

Hầu hết các tư thế cần tránh khi ngồi hoặc di chuyển đều bắt nguồn từ việc tạo áp lực lên em bé và khiến cơ thể bị mất cân bằng. Bạn không cần máy móc ghi chú mà chỉ cần để ý khi mình sinh hoạt không làm sao để bụng bị ép quá hoặc không khiến chân nhận nhiều trọng lượng quá. Bạn sẽ tự cảm nhận được khi vùng bụng dưới bị ép và vùng chân nặng nề hơn.

Đồng thời, để hỗ trợ cho việc tuần hoàn máu của cơ thể, bạn nên chú ý thỉnh thoảng xoay khớp cổ tay cổ chân trước khi hoạt động để làm máu dễ lưu thông và tránh tình trạng tê bì tay chân. Luyện tập cho mình thói quen ngồi thẳng lưng ngay từ bây giờ để không theo thói quen mà ảnh hưởng xuất tới thai kỳ. Bạn nên trang bị thêm một chiếc gối xinh xinh để khi ngồi có thể dựa vào, vừa đỡ mỏi, vừa tốt cho bé. Hoặc chọn mua những loại ghế có đệm lưng để khi ngồi được thỏa mái hơn.

3 ly do “then chot” tai sao ba bau khong duoc ngoi xom 7
Hãy tập tư thế ngồi khoa học khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những lời giải đáp cho câu hỏi tại sao bà bầu không được ngồi xổm, cũng như những phân tích và lời khuyên kỹ lượng của chúng tôi. Bạn nhớ để ý để không vô tình làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bản thân và của em bé. Đừng vì chủ quan mà khiến mình và con yêu phải chịu những biến chứng không tốt. Hãy tập những thói quen ngồi tốt ngay từ bây giờ và biến chúng thành phản xạ tự nhiên để không bị loay hoay lúc mới mang thai. Chúc bạn có một thai kỳ thật an toàn và sự phát triển của em bé diễn ra toàn diện hơn mong đợi.

Bà bầu nên uống sữa tươi vào lúc nào thì hiệu quả?

Uống sữa tươi rất tốt cho cơ thể, nhưng uống sữa không đúng cách sẽ phản tác dụng và tốn kém kinh phí của các mẹ bầu. Vậy bà bầu nên uống sữa tươi vào lúc nào thì hiệu quả? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây.

TIN MỚI NHẤT