Thai nhi trong bụng mẹ cũng có nhiều cảm xúc vui, buồn, khó chịu hay mệt mỏi… những điều này sẽ được thai nhi thể hiện qua hành động. Người mẹ có thể cảm nhận được những điều này khi lắng nghe cơ thể mình.
- Giải mã hàng loạt sai lầm của bố mẹ khi chăm sóc trẻ, không ít người vẫn tin răm rắp và làm theo
- Trẻ sơ sinh ngủ có 3 hiện tượng này hãy nhanh chóng đánh thức dậy, nếu chậm trễ sẽ hại bé
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, thai nhi trong bụng mẹ hoàn toàn không có cảm giác và suy nghĩ. Các bác sĩ sản khoa cho biết, thai nhi có thể cảm thấy mệt mỏi, vui, buồn, khó chịu… mỗi một trạng thái cảm xúc này đều được thai nhi thể hiện qua hành động. Người mẹ có thể cảm nhận được những điều này khi lắng nghe cơ thể mình.
Dưới đây là những biểu hiện của việc thai nhi đang cảm thấy không ổn:
Thai nhi đột nhiên yên lặng
Khi thai nhi được 6 tháng, thính giác và thị giác của bé đã trưởng thành, nếu mẹ dùng nguồn sáng mạnh chiếu vào cơ thể thì thai nhi dễ bị khó chịu, khó chịu sẽ quấy khóc.
Nếu nguồn sáng quá mạnh có thể có một số ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, vì vậy vào ban đêm hoặc trong môi trường tối, mẹ nên cố gắng tránh không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào phần bụng. Nếu bạn cảm thấy thai nhi đột ngột trở nên yên ắng lạ thường có thể là bé đang khó chịu.
Mẹ bầu cảm thấy không khỏe
Nếu mẹ bầu có biểu hiện cơ thể khó chịu, mệt mỏi, điều đó chứng tỏ thai nhi cũng gặp những vấn đề tương tự. Khi người mẹ mệt mỏi, cơ thể sẽ tiết ra ít progesterone hơn, lượng cung cấp cho thai nhi cũng theo đó mà giảm đi. Do đó mẹ bầu nên chú ý đến tín hiệu này, khi cơ thể không khỏe thì nên chú ý nhiều hơn đến cử động của thai nhi.
Thai nhi không có tương tác với mẹ, dừng đột ngột các cử động
Nếu trong một khoảng thời gian nhất định, mẹ không cảm nhận được cử động của thai nhi, ngay cả khi xoa nhẹ vào bụng cũng không thấy con tương tác hay có phản ứng, cần phải hết sức lưu tâm. Có thể thai nhi đang gặp vấn đề gì đó khó chịu.
Trường hợp nặng có thể là do thai nhi bị thiếu oxy dẫn đến không còn cử động. Mẹ cần theo dõi sát sao chuyển động của thai nhi trong bụng, nếu cần hãy đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân trẻ ngừng hoạt động như vậy.
Một số phương pháp giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của chính mình và thai nhi trong mùa dịch:
Có chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng: Khi mang thai, bạn có thể thèm rất nhiều đồ lạ nhưng nên luôn nhớ là mình đang ăn cho cả bé yêu trong bụng. Em bé cần các thực phẩm tốt, lành mạnh. Vì thế, bạn nhớ nạp đủ protein, tinh bột, đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất.
Uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm: Cơ thể bạn luôn cần nước. các chuyên gia y tế cũng đã khuyến cáo, mọi người nên thường xuyên uống nước ấm để giữ cho họng ấm và ẩm, ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại virus.
Sống giữa môi trường tích cực: Tiếng cười cũng giúp thúc đẩy hệ miễn dịch. Ở giữa môi trường tiêu cực, luôn phải lo lắng, phiền muộn không chỉ gây hại cho sức khỏe tinh thần của bạn mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Ngủ đủ: Bạn cần được nghỉ ngơi đầy đủ trong quá trình mang thai. Giấc ngủ đủ và sâu cũng giúp hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn.
Nạp đủ vitamin D: Vitamin D không chỉ kết hợp với Canxi góp phần giúp thai nhi phát triển tốt hệ xương và răng từ trong bụng mẹ mà còn góp phần thúc đẩy hệ miễn dịch của bạn.
Tập thể dục thường xuyên, vừa sức: Vận động cơ thể nhẹ nhàng, đúng mức có thể giúp duy trì thân nhiệt ổn định, kích thích máu huyết lưu thông và giữ cân bằng nội tiết tố.