Mua đồ sửa soạn mâm cúng thắp hương chuẩn nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ

Lễ tết 11/06/2018 09:27

Thắp hương ngày Tết Đoan Ngọ cũng cần phải sửa soạn đủ lễ vật và đúng nghi lễ. Gia chủ nên biết những điều sau để có cách thắp hương chuẩn mực trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ thắp hương gì hay trong ngày này có phải thắp hương không hay chỉ cần ăn những món ăn đặc trưng nhằm diệt sâu bọ là đủ? Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương là một nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người dân thường sửa soạn mua mâm cúng tết đoan ngọ gồm những sản vật nông nghiệp đặc trưng của mùa hè nhằm xua đuổi sâu bọ phá phách mùa màng, cầu mong cơ thể khỏe mạnh và một cuộc sống ấm no.

Mua đồ sửa soạn mâm cúng thắp hương chuẩn nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 1

Thắp hương Tết Đoan Ngọ cần phải chuẩn bị sao cho chu đáo, đầy đủ - Ảnh: Internet

Chính bởi vậy việc chuẩn bị đồ và hoa quả để thắp hương ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 âm lịch cũng rất quan trọng, gia chủ cần phải lưu ý để thực hiện sao cho đúng và đủ. Tết Đoan Ngọ nên thắp hương những gì và làm như thế nào? Dưới đây là những điều cơ bản để giúp cho bạn có thể sửa soạn mâm cúng đón Tết Đoan Ngọ đủ đầy nhất.

Mâm cúng tết Đoan Ngọ mùng 5/5:

Đồ thắp hương Tết Đoan Ngọ thường là những món ăn quen thuộc gắn liền với nền văn minh lúa nước tại Việt Nam. Cơm rượu nếp, bánh ú tro, hoa quả đầu mùa là những lễ vật không thể thiếu trên mâm cúng thắp hương Tết Đoan Ngọ.

Hoa quả thắp hương Tết Đoan Ngọ là những loại trái cây mùa hè như mận, đào, vải, dưa hấu, hồng xiêm,... Ngoài ra, ở miền Trung, người ta cũng làm thịt vịt để bày lên mâm cúng.

Mua đồ sửa soạn mâm cúng thắp hương chuẩn nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 2

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 tại Việt Nam không thể thiếu cơm rượu nếp - Ảnh: Internet

Trả lời cho câu hỏi Tết Đoan Ngọ thắp hương những gì thì dưới đây là những đồ mà gia chủ cần sửa soạn khi bày mâm cúng gia tiên:

- Hương, hoa tươi, vàng mã

- Rót đầy 3 chén nước

- 1 chai rượu nếp, bát cơm rượu nếp

- 2 loại hoa quả chính là vải và mận, còn các loại hoa quả khác như đào, dưa hấu, hồng xiêm, chuối có thể bổ sung thêm

- 1 đĩa xôi

- Bánh tro

- Bánh trôi, bánh chay

Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các đồ vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

>>> Xem thêm:

- Cách làm rượu nếp cẩm thơm ngon cực đơn giản, không cần ủ lâu cho ngày Tết Đoan Ngọ

- Hướng dẫn cách làm bánh ú nước tro tàu cực ngon cho ngày Tết Đoan Ngọ

- Học cách làm bánh ú lá tre cổ truyền đơn giản, hấp dẫn đón Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ thắp hương vào giờ nào?

Nhiều người thường có thói quen ăn Tết Đoan Ngọ ngay từ sáng sớm với quan niệm ăn cơm rượu nếp vào buổi sáng khi dạ dày còn trống có thể diệt sâu bọ triệt để.

Tuy nhiên, không phải lúc nào dân gian cũng đúng, Tết Đoan Ngọ ngay từ tên gọi đã cho thấy thời gian chính xác để thắp hương là vào giữa trưa (Đoan là bắt đầu, Ngọ là giữa trưa). Cho nên, sau khi đã sắp xếp mâm cúng đủ đầy, giờ thắp hương Tết Đoan Ngọ là vào giờ Ngọ, trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 1 giờ chiều.

Mua đồ sửa soạn mâm cúng thắp hương chuẩn nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 3

Thắp hương Tết Đoan Ngọ nên được tiến hành từ 11 giờ đến 13 giờ - Ảnh: Internet

Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam là một dịp để gia đình đoàn tụ, có ý nghĩa quan trọng và là giá trị tinh thần to lớn đối với người dân Việt Nam. Chuẩn bị mâm cúng thắp hương Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 sao cho chu đáo là một hình thức bày tỏ lòng thành đối với tổ tiên, cầu chúc sức khỏe và một mùa màng bội thu, cuộc sống cả năm no ấm.

Học ngay cách làm chè trôi nước ngũ sắc thơm ngon, bắt mắt cho ngày Tết Đoan Ngọ 2018

Ngày Tết Đoan Ngọ 2018 đang đến gần, chị em hãy “bỏ túi” ngay cách làm chè trôi nước ngũ sắc thơm ngon, cực đơn giản dưới đây để cả nhà cùng thưởng thức nhé!

TIN MỚI NHẤT