Sấy tóc sau khi gội đầu đơn giản nhưng cũng cần nhiều lưu ý. Bạn cần chú ý đến khoảng cách giữa máy sấy và tóc, nhiệt độ và chiều thổi của máy sấy.
- Muốn tóc nhanh dài, bóng mượt đừng vội bỏ qua những thực phẩm dễ kiếm sau
- Gợi ý kiểu tóc ngắn siêu "nịnh nọt" cho khuôn mặt tròn, góc cạnh và thon dài
Chỉ sấy nóng: Hầu hết các máy sấy tóc đều có hai chế độ gió – nóng và lạnh. Hãy sử dụng chế độ gió lạnh để cố định tóc sau khi tạo kiểu. Gió lạnh sẽ làm chậm quá trình bay hơi nước trên tóc, giúp các lọn xoăn giữ được lâu hơn.
Chọn sai hướng gió của máy sấy: Hãy sấy tóc theo chiều từ chân tóc đến ngọn tóc, theo hướng mọc của tóc. Nếu bạn sấy theo hướng ngược lại, các vảy cấu thành lớp biểu bì sẽ mở ra, dẫn đến tóc bị uốn dợn và dễ bị rối. Nếu bạn sấy tóc theo chiều từ chân đến ngọn, các vảy sẽ khít vào nhau và tạo độ bóng tự nhiên cho mái tóc.
Cầm máy sấy sai cách: Cầm máy sấy với tay thuận có vẻ là một điều tự nhiên, nhưng đây lại là cách cầm sai vì bạn cần lực và độ khéo của tay thuận để tạo kiểu và phân chia lọn tóc. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát quá trình tốt hơn, sử dụng lược hiệu quả hơn và tốn ít sức hơn.
Kéo tóc xuống: Chải tóc theo chiều đi xuống có thể làm giảm khả năng mọc tóc. Thay vào đó, hãy kéo tóc lên, giữ ngọn tóc bằng lược và điều khiển gió từ máy sấy thổi trực tiếp vào lọn tóc.
Để máy sấy quá gần tóc: Nếu bạn để máy sấy quá gần đầu, bạn không chỉ khiến tóc giòn và dễ gãy hơn, mà còn có thể làm bỏng da đầu. Bạn nên giữ máy sấy cách đầu khoảng 30cm.
Không chia tóc thành các phần: Chúng ta thường sấy toàn bộ mái tóc cùng lúc bằng cách di chuyển máy sấy tóc từ trước ra sau và ngược lại. Quá trình này sẽ nhanh và hiệu quả hơn nếu bạn chia tóc thành 4 – 5 vùng và cố định lại bằng kẹp. Bạn có thể chia tóc thành 4 phần như trên hình.
Ủ tóc trong khăn quá lâu: Đừng làm khô tóc với khăn quá 30 phút, đặc biệt đối với khăn cotton. Các phân tử của chất liệu này tạo ra ma sát và khiến tóc yếu hơn khi sấy sau đó. Hãy chọn các loại khăn mềm làm từ các vi sợi và không quấn tóc trong khăn quá 10 phút.
Không sử dụng các sản phẩm bảo vệ nhiệt: Hãy thoa các sản phẩm bảo vệ nhiệt lên tóc để bảo vệ tóc khỏi những tổn thương do nhiệt độ cao của máy sấy. Các sản phẩm này có thể là dầu gội, dầu xả có chứa thành phần bảo vệ nhiệt, hoặc các sản phẩm xịt tóc, kem và dầu dưỡng.
Ra ngoài quá sớm: Sau khi bạn sấy tóc, hãy ở trong nhà một lúc trước khi ra ngoài. Thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến lượng tóc của bạn, mà còn có thể tổn thương da dầu.
Bắt đầu sấy với ống khuếch tán: Điều này làm gấp đôi nguy cơ chẻ ngọn tóc và quăn tóc vì tóc ướt thường dễ gãy hơn và tốc độ gió mạnh sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương tóc. Hãy bắt đầu sấy tóc với ống thường, tốc độ gió chậm và nhiệt độ trung bình.
Không chú ý đến các loại ống phun lược: Ống phun lược (blow-dryer nozzle) có thể được làm từ kim loại, gốm hoặc nhựa. Loại thứ nhất giúp bạn tạo kiểu chính xác hơn, tuy nhiên kim loại thường nóng lên nhanh hơn và có thể gây tổn thương cho tóc. Do đó bạn chỉ nên dùng ống kim loại cho các dịp đặc biệt và chọn ống gốm hoặc ống nhựa để sử dụng hằng ngày.
Không vệ sinh máy sấy: Bạn nên làm điều này ngay bởi nếu không, bụi bẩn không chỉ làm hỏng máy mà còn gây tổn hại cho tóc. Các ống thông khí chứa đầy bụi bẩn, tóc, các sản phẩm chăm sóc tóc. Điều này làm chậm tốc độ gió, làm tăng nhiệt độ bên trong máy sấy, có thể gây cháy nổ.
Sấy tóc ở nhiệt độ tối đa: Đây là một trong những sai lầm chính khiến tóc khô và dễ gãy. Nhiệt độ tối đa sẽ giúp bạn sấy tóc nhanh hơn, nhưng bạn chỉ nên dùng mức nhiệt này nếu thực sự cần thiết. Nếu không, hãy sử dụng mức nhiệt trung bình để sấy tóc.
Giữ máy sấy ở một tư thế: Nhưng nhiều người sấy tóc bằng cách giữ máy sấy ở nguyên một vị trí. Bạn nên di chuyển máy sấy liên tục, đổi góc độ, xoay máy sấy xung quanh đầu. Điều này sẽ giúp bạn có được mái tóc khô và sạch nhanh hơn rất nhiều.