Rụng tóc có nhiều nguyên nhân gây ra, tìm được nguyên nhân chính thì mới có thể cải thiện và khắc phục được.
- Cắt tóc như Selena Gomez và những kiểu sẽ thành trào lưu trong mùa thu
- 8 ca 'lột xác' nhờ đổi kiểu tóc
Các loại hóa chất làm đẹp tóc
Các loại dầu gội có chất tẩy rửa mạnh, thuốc nhuộm, thuốc ép,.. là một trong những thủ phạm chính gây nên tình trạng rụng tóc. Các hóa chất có trong các loại thuốc này không chỉ làm mất đi màu sắc tự nhiên mà còn triệt tiêu cả dưỡng chất và độ ẩm vốn có của tóc. Vì vậy nếu thường xuyên sử dụng các loại hóa chất này, rất có thể mái tóc vốn chắc khỏe của bạn có thể trở nên khô, xơ, dễ gãy rụng và khó phục hồi.
Mất cân bằng nội tiết tố
Lão hoá cơ thể khiến nội tiết tố estrogen và testosteron - sợi chỉ đỏ xuyên suốt cơ thể, ảnh hưởng và quyết định rất nhiều tới sự phát triển của tóc - cũng theo đó mà suy giảm. Đây chính là lý do dẫn đến tình trạng tóc bị xơ rối, chẻ ngọn, gãy rụng rồi chuyển sang màu bạc.
Bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng đồng thời hạn chế những tác động xấu từ môi trường bên ngoài.
Sử dụng nhiệt nóng
Khi ép, duỗi, sấy… thường đi kèm với việc sử dụng nhiệt nóng điều này gây tác động rất lớn tóc. Nhiệt độ tối ưu để định hình lại kết cấu kiểu tóc và bảo vệ an toàn cho các biểu bì là 350 độ F (tương đương 176 độ C). Nếu tóc mỏng, yếu hoặc đã nhuộm màu, sử dụng nhiệt độ thấp dưới 170 độ C để tránh làm cháy và hư tổn cho tóc. Tóc khỏe và xoăn dày thì có thể tăng lên khoảng 200 đến 250 độ C. Tuy nhiên, hầu hết các công cụ máy uốn tóc hay là thẳng tóc đều ở mức nhiệt độ cao hơn thế, dẫn đến làm phá hủy các protein tạo nên tóc và lớp biểu bì bảo vệ, khiến cân bằng độ ẩm bị phá vỡ và mái tóc dễ bị gãy.
Các bệnh về da đầu
Ảnh hưởng của các bệnh về da: nấm, vảy nến, eczema… cũng khiến cho da đầu bị viêm, làm thay đổi cấu trúc của tóc khiến mái tóc dễ bị tổn thương. Tác động của nó còn gây bít lỗ chân lông, khiến cho chân tóc bị bít lại, tóc không thể mọc lại.
Khi gặp tình trạng này, bạn cần tới các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc trị nấm, các loại thuốc bôi ngoài da…
Ăn uống mất cân bằng, thiếu hụt vitamin B5, biotin
Hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc đến từ máu. Vitamin H (Biotin) và vitamin B5 (axit pantothenic) là hai yếu tốt không thể thiếu cho sự chắc khỏe của tóc. Những người áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân, người ăn chay hay những ai vừa trải qua một trận ốm nặng.. dễ bị rụng tóc hơn.
Để cải thiện, bạn có thể bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho tóc từ thực phẩm ăn uống hàng ngày.