Để việc di chuyển trên đôi giày cao gót suốt cả ngày trở nên dễ dàng hơn, bạn hãy "bỏ túi" các mẹo đơn giản sau đây từ Brightside.
- Đi giày cao gót cả ngày cũng chẳng lo chảy máu, phồng rộp, chi chít vết thâm nếu biết 5 mẹo cực đơn giản này
- Đi giày gì khi đã chán giày cao gót?
Giày cao gót là món đồ không thể thiếu đối với phụ nữ. Không chỉ tôn dáng, tăng chiều cao mà món phụ kiện này còn mang đến vẻ đẹp quyến rũ, gợi cảm và dịu dàng cho chị em.
Tuy nhiên, đi trên đôi giày cao gót quá lâu khiến khớp chân, gót chân đau nhứt, khó chịu, đặc biệt là đối với người mới. Để khắc phục vấn đề này, bạn hãy tham khảo các bí quyết đơn giản sau đây.
Thu nhỏ giày rộng
Giày cao gót có chất liệu từ da, đặc biệt là da tổng hợp rất nhanh bị giãn khiến việc di chuyển trở nên bất tiện. Để khắc phục và làm đôi giày vừa vặn hơn, hãy đặt chúng vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 30 - 40 phút. Sau đó, lấy ra và tận hưởng thành quả.
Nới rộng giày chật
Nếu đôi giày dự định mua hơi chật với kích cỡ chân nhưng vì quá yêu thích nên bạn vẫn quyết định mua, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết.
Trong lần đi đầu tiên, làm nóng đôi tất dày, mang vào chân rồi đi trên giày khoảng 30 - 40 phút. Sau đó, dùng máy sấy làm khô giày là bạn có thể sử dụng như bình thường và cảm giác đau, gò bó sẽ không còn nữa.
Dán băng dính dưới đế
Để giảm bớt cơn đau giữa lòng bàn chân, đồng thời thấm hút mồ hôi khi đi giày cao gót da, bạn nên dùng băng dính dạng xốp để dán giữa đế giày.
Dùng kem dưỡng ẩm
Khi đi giày cao gót có chất liệu thô cứng, trước tiên, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm đều hai bàn chân. Bí quyết này sẽ làm giảm độ ma sát giữa làn da và giày khi di chuyển, từ đó giảm đau và ngăn ngừa trầy xước, tổn thương không đáng có.
Dùng phấn rôm
Nếu chân thường xuyên tiết mồ hôi gây ra tình trạng trơn trượt khi đi trên giày cao gót, hãy dùng phấn rôm thoa lên chân và phía trong đôi giày. Bí quyết này sẽ thấm hút hết mồ hôi giúp đôi chân khô ráo, dễ chịu hơn.
Dùng băng dính giảm đâu chân
Để làm giảm trọng lực chèn ép lên các đầu ngón chân, bạn có thể dùng băng dính dán ngón trỏ và giữa lại với nhau trước khi mang giày cao gót. Cách này còn làm dịu các dây thần kinh ở đầu ngón chân hiệu quả.
Đừng cởi giày cao gót
Nếu có suy nghĩ nên cởi giày cao gót ra khi chân đã quá đau, bạn đã hoàn toàn sai lầm. Để chân thư giãn tuy có thể làm giảm bớt cơn đau ngay lúc đó nhưng về cảm giác sẽ dữ dội hơn, thậm chí bàn chân có thể sưng lên.
Do đó, nếu chưa về đến nhà, bạn đừng cởi giày cao gót ra khỏi chân mà chỉ nên chọn chỗ ngồi thoải mái để nghỉ ngơi.
Dùng lăn khử mùi
Tương tự kem dưỡng ẩm, thoa lăn khử mùi lên gót chân và phần phía sau mắt cá chân sẽ làm giảm ma sát khi đi giày cao gót. Bí quyết này hạn chế việc da bị trầy xước, bong tróc vì di chuyển nhiều.
Thử giày bằng chân phải
Trên thực tế, bàn chân phải sẽ to hơn bàn chân trái một chút, do đó, hãy thử giày cao gót trên chân phải trước tiên. Ngoài ra, đừng vội chọn mua đôi giày quá cao, hãy đi thử trên chúng khoảng 10 phút, nếu cảm giác đau nhứt, khó chịu đến sớm, bạn nên suy nghĩ thật kĩ trước khi quyết định.
Biện pháp cấp cứu tức thì
Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị vài chiếc băng y tế trong túi để có thể cấp cứu cho đôi chân ngay tức thì. Dùng chúng dán vào phía gót chân, dán vào hai ngón chân trỏ và giữa, dán vào lòng bàn chân... sẽ làm giảm cơn đau nhứt tức thì.
Với những bí quyết đơn giản trên, chắc chắn việc đi trên giày cao gót của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.