Bất cứ thứ gì tồn tại trên cơ thể con người đều có tác dụng riêng của nó và lông mũi cũng vậy. Lông mũi có chức năng như một hệ thống phòng thủ, giúp giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho con người.
- Cách làm mũi cao tự nhiên cho nam chỉ mất vài phút mỗi ngày nhưng kết quả bất ngờ
- 4 cách làm mũi cao tự nhiên cho nữ không cần đến dao kéo
Các nhà khoa học cho biết, lông mũi có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể sống của mỗi con người chúng ta. Do đó, những liệu pháp làm đẹp hiện đại như nhổ lông mũi rất có hại và có thể gây nguy cơ nghiêm trọng về bệnh tật. Chính vì vậy, mọi người cần dừng ngay những hành động nguy hiểm này lại để tránh rước họa vào thân lúc nào không hay.
Tác dụng của lông mũi
Lông mũi là một phần tự nhiên của cơ thể, giúp ngăn chặn các tác nhân gây hại tấn công cơ thể và duy trì độ ẩm không khí mà chúng ta hít vào. Những lợi ích này đặc biệt quan trọng với những người bị dị ứng và hen suyễn. Mỗi ngày chúng ta thở ra, hít vào khoảng 10.000 lít không khí. Với số lượng lít không khí lớn như vậy thì chắc chắn rằng sẽ tồn tại rất nhiều vi khuẩn, bụi và các chất bẩn. Do đó, chỉ một hành động nhỏ cắt hoặc nhổ lông mũi thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong, gây nguy cơ viêm màng não, áp xe não…
Theo Tiến sĩ Erich Voigt, ĐH New York - người nghiên cứu các bệnh rối loạn liên quan đến tai, mũi, họng cho biết, trong mũi của con người tồn tại hai loại lông mũi. Loại thứ nhất có thể nhìn thấy là phần lông mọc gần phía trước mũi. Chúng có nhiệm vụ như những “người gác cổng”, cản lại một số hạt bụi lớn, không cho tiến sâu vào bên trong. Việc loại bỏ những sợi lông mũi phía ngoài này sẽ tạo đà cho mầm bệnh và hạt bụi tiếp cận sâu hơn vào niêm mạc mũi, gây nhiễm trùng. Còn loại thứ hai là lông mao vi, có trách nhiệm lọc chất nhầy và ngăn không cho di chuyển từ khoang mũi xuống họng. Vì vậy, chúng ta không nên tác động quá lớn vào lông mũi.
Lông mũi mọc dài, thò ra ngoài phải làm sao?
Vì nằm ở vùng trung tâm của khuôn mặt nên khi lông mũi mọc dài và thò ra ngoài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Rất nhiều người đã chọn nhổ lông mũi như một phương thức để “dọn dẹp” và tân trang lại vẻ đẹp của mình. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cao, mọi người không nên xử lý quá mạnh tay với lông mũi. Bởi vì mũi nằm trong vùng “tam giác chết” trên khuôn mặt, nơi đây chứa rất nhiều tĩnh mạch nối đến các dây thần kinh khu vực xương sọ.
Hầu hết, các tĩnh mạch đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều nhưng tĩnh mạch ở khu vực này thì lại không. Do đó, việc nhổ lông mũi có thể gây nguy hiểm, nếu để nhiễm trùng, phần máu độc bị nhiễm khuẩn sẽ đi ngược lên não, đi sâu vào các khu vực dây thần kinh, từ đó gây áp lực tác động lên mắt và bộ phận khác trên gương mặt.
Không chỉ có việc nhổ lông mũi, ngay cả thói quen ngoáy mũi mạnh cũng có thể làm niêm mạc mũi bị trầy, làm vỡ mạch máu, gây nhiễm trùng hoặc suy giảm chức năng khứu giác. Hơn nữa, việc ngoáy mũi lại vô tình đưa hàng triệu vi khuẩn bên ngoài từ móng tay vào khoang mũi. Các vi khuẩn này có gây ra triệu chứng viêm nang lông, hình thành những cục mụn trong mũi, tạo ra ổ nhiễm trùng. Với những trường hợp nhiễm trùng huyết, nếu không chữa trị kịp thời bệnh nhân có thể tử vong.
Vì vậy, khi lông mũi mọc dài, thò ra ngoài, bạn không nên nhổ, thay vào đó có thể dùng kéo để cắt tỉa ngắn lại, tuyệt đối không nên sử dụng các sản phẩm tẩy lông. Trước khi loại bỏ những sợi lông mũi quá dài đang thò ra ngoài thì lỗ mũi cần được vệ sinh sạch sẽ, dùng một miếng vải mềm ẩm để nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn ở mũi, để đảm bảo việc cắt tỉa diễn ra dễ dàng. Trong quá trình sử dụng kéo thì phải thật cẩn thận, không nên cắt tỉa quá sâu, tránh làm tổn thương đến niêm mạc, gây trầy xước, chảy máu...