Nhà trồng 3 loại cây “âm thịnh dương suy” là phạm phải những đại kỵ phong thủy, làm mất cân bằng nguồn năng lượng trong nhà, ảnh hưởng đến tài lộc của gia chủ.
- Người xưa dặn dò: "Táo tàu thịnh vượng, cây mai phú quý", nên áp dụng ra sao?
- Người xưa dặn lại: "Phía Đông trồng lựu là vàng", nửa câu sau quan trọng hơn, đó là gì?
Nhiều người thích trồng nhiều loại cây khác nhau trong sân nhà, điều này không chỉ làm đẹp môi trường mà còn cải thiện chất lượng không khí. Tuy nhiên, chúng ta nên tránh trồng “cây âm” trong sân vườn nhà, vì người xưa cho rằng trồng “cây âm” sẽ khiến gia đình gặp phải những chuyện không may.
Cây liễu
"Trước không trồng dâu, sau không trồng liễu" đó là vì theo người xưa, cây liễu thường được trồng trong nghĩa trang, mang âm khí nặng nề. Do đó, cây liễu được xếp vào hàng ngũ những cây mang "âm khí".
Việc trồng liễu trước nhà có thể khiến người trong nhà bị lạnh lẽo. Trồng cây liễu cũng làm mất cân bằng âm dương, hút nhiều âm khí, làm cho trước cửa nhà bạn thêm ảm đạm, thiếu sinh khí.
Hơn nữa, bề ngoài liễu khá mềm mại, ủ rũ, yếu đuối ảnh hưởng đến tinh thần của người trong nhà. Nếu mọi người lúc nào cũng buồn bã, thiếu sức sống thì khó mà vươn lên làm giàu, xây dựng gia đình thịnh vượng được. Do đó, người xưa khuyên không nên trồng liễu trước nhà.
Cây hòe
Cây hòe được coi là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có ở thời xa xưa. Trước cửa triều đình thường được trồng 3 cây hòe, tượng trưng cho ba chức quan lớn Tư mã - Tư đồ - Tư Không.
Tuy nhiên theo quan niệm dân gian, cây hòe lại được coi là “cây âm”. Một trong những nguyên nhân là do cây hòe có tán rất lớn và bóng râm dày, dễ che khuất ánh nắng mặt trời nên được cho là mang năng lượng âm quá mức.
Ngoài ra, trong tiếng Hán của cây hòe có chữ “ma” nên có nhiều tin đồn về việc trồng cây hòe trong nhà để "chiêu hồn". Trồng cây hòe trong sân nhỏ dễ thu hút những thứ ô uế, dễ khiến người ta sợ hãi, gia đình dễ gặp điều dữ.
Cây dâu tằm
Cây dâu tằm, dù thường được trồng để làm thức ăn cho tằm, nhưng lại không được ưa chuộng trong phong thủy.
Theo quan niệm phong thủy, cây dâu tằm thường được xếp vào loại cây có âm khí nặng. Bởi vì tên của cây dâu tằm trong tiếng Hán đọc là “tang” (tượng trưng cho sự tang tóc, chết chóc) nên hầu hết những chuyên gia phong thủy đều nhìn nhận loài cây này là cây mang lại điều không may mắn. Trồng cây dâu tằm trong nhà có thể mang đến cảm giác lạnh lẽo, hiu quạnh hoặc tác động xấu đến tinh thần, sức khỏe của gia đình.
Thêm vào đó, cây dâu có tán lá dày và rậm rạp, hình dáng hơi u tối, tạo cảm giác nặng nề, thường gắn liền với “năng lượng âm.” Nhiều người lo rằng trồng cây dâu trong sân, nhất là ở vị trí trước nhà hoặc đối diện cửa, sẽ đem lại điều không may mắn cho gia đình.
Đặt cây cảnh ở đâu trong nhà để gia tăng vượng khí?
Bên cạnh việc chọn đúng loại cây cảnh tốt, gia chủ cũng nên cân nhắc vị trí đặt cây trồng trong nhà sao cho hợp lý, hài hòa cả về thẩm mỹ và phong thủy. Sau đây là những vị trí đặt cây trồng trong nhà tốt mà gia chủ có thể tham khảo:
- Đặt cây trồng trong nhà ở cửa sổ hướng ra phía Đông, giúp cây hứng nắng sáng, sinh trưởng và phát triển tốt.
- Tính toán số lượng cây trồng ngoài nhà và cây trồng trong nhà để vừa tăng hiệu quả trang trí, vừa giúp cân bằng sinh khí cho mỗi không gian chức năng.
- Nên đặt cây cảnh tại những vị trí trống như cuối hành lang, góc phòng khách, phòng ăn,... để tạo bố cục cân đối, không làm vướng tầm nhìn và ảnh hưởng đến lối di chuyển trong nhà.