"Thực ra, tôi chỉ muốn được như bao người phụ nữ khác, sống với một đời chồng đến già nhưng số tôi không được may mắn như họ", diễn viên Kiều Trinh chia sẻ.
- Hồng Nhung khoe ảnh diện bikini cắt xẻ táo bạo ở tuổi 50, dân tình chỉ chú ý đến người đàn ông body 6 múi
- Bị chê gầy gò, Ngọc Trinh khoe body nóng bỏng trong bộ bikini không thể sexy hơn
Kiều Trinh là một nữ diễn viên nổi tiếng của màn ảnh Việt. Cô từng được mệnh danh là "nữ hoàng cảnh nóng" khi thường xuyên đảm nhận các vai diễn nhạy cảm trong phim Mùa len trâu, Rừng đen, Bi ơi, đừng sợ…
Tuy sự nghiệp phát triển, nhưng đời tư của Kiều Trinh lại khá trắc trở, với nhiều đổ vỡ.
Vừa qua, tại chương trình Chuyện cuối tuần, diễn viên Kiều Trinh đã tâm sự nhiều điều về chuyện tình duyên, gia đình của mình.
Sau khi li hôn chồng cũ, tôi không đi bước nữa mà chỉ ở với con thôi. Đến giờ phút này, tôi chỉ đăng ký kết hôn một lần nhưng sống đàng hoàng và có con với hai người đàn ông nữa.
Như vậy, tính đến hiện tại, tôi có ba đứa con với ba người đàn ông khác nhau. Tất cả họ đều không còn ở với nhau nữa.
Tôi cũng từng trải qua một hai mối tình, nhưng trong quá trình tìm hiểu, bản thân tôi cảm thấy không hợp nên chủ động chia tay.
Thực ra, tôi chỉ muốn được như bao người phụ nữ khác, sống với một đời chồng đến già, nhưng số tôi không được may mắn như họ.
Tôi không phải người đào hoa, quen nhiều người. Từ đứa con thứ nhất tới hai đứa con tiếp theo của tôi cách xa nhau tới mười mấy năm, chứng tỏ tôi không hề yêu đương nhiều mà phải một thời gian rất dài mới dám tiến đến người mới.
Tính đến hiện tại, đứa con đầu lòng của tôi đã 23 tuổi, đứa thứ hai 10 tuổi còn đứa thứ ba 4 tuổi. Tôi để thời gian sinh con cách nhau lâu như vậy để có thời gian đặt niềm tin tuyệt đối vào một người đàn ông, từ đó có thể đi đường dài với họ.
Tôi không phải kiểu cứ một hai năm lại thấy cô đơn trống trải rồi tìm tạm một bờ vai dựa vào. Nếu được làm lại từ đầu, tôi vẫn chỉ chọn là người có một đời chồng, chung thủy với một người đàn ông.
Vì tôi đã tổn thương, mất mát rất nhiều nên chỉ muốn quen một người đàn ông đến cuối đời. Tôi muốn có một gia đình trọn vẹn lắm nhưng tình duyên lại lận đận.
Tôi tự tin các con tôi sẽ không đi vào vết xe đổ của tôi
Sau khi chia tay người chồng cũ, cha của đứa con gái đầu tiên, tôi cảm thấy mất hết niềm tin vào tình yêu. Đi ngoài đường thấy mọi người yêu đương, cặp kè nhau, tôi cứ bảo là giả dối, không bao giờ có tình yêu lâu dài.
Tôi mất luôn cả niềm tin vào đàn ông nên quyết định không quen ai nữa. Tuy nhiên, đến khi đi làm ở quán bar, chứng kiến hai cô bác đã gần 80 tuổi nhưng vẫn nắm tay nhau từ nước ngoài về Việt Nam chơi, tôi lại thay đổi suy nghĩ vì nhìn họ rất hạnh phúc dù ở tuổi già.
Ngoài ra, tôi cũng quen một vài anh chị bạn kết nghĩa và họ cũng sống với nhau lâu dài, nên dần lấy lại niềm tin vào tình yêu.
Mãi đến chục năm sau, tôi mới quen người đàn ông thứ hai. Tôi bị cảm động trước cử chỉ và lòng hiếu thảo của anh ấy nên quyết định quen.
Tôi vốn rất quan trọng chuyện đối xử với gia đình, nên người đó dù tướng tá xấu xí nhưng tôi lại có cảm tình.
Tôi cũng như bao phụ nữ khác, không muốn mình khổ, chỉ muốn lập gia đình đàng hoàng, có con rồi hạnh phúc đã già. Nhiều lúc ngồi một mình, tôi vẫn nhớ ngày đám cưới đầu tiên và mong được kéo dài mãi, chứ đâu muốn trải qua nhiều biến cố, lận đận như vậy.
Tôi nghĩ, thế hệ con cái tôi sau này sẽ tự do hơn trong chuyện yêu đương, kết hôn, còn có lận đận như chúng tôi hay không phụ thuộc vào phần giáo dục của người lớn.
Bản thân tôi cũng phải rút kinh nghiệm từ chính lận đận của mình để giáo dục con cái. Chẳng hạn, con gái đầu của tôi năm nay đã 23 tuổi nhưng chắc chắn không lập gia đình sớm như tôi mà phải ở độ tuổi thích hợp hơn.
Tôi luôn ở bên cạnh, hướng dẫn các con không đi vào vết xe đổ của tôi nên tôi tự tin rằng các con tôi sẽ không đi con đường như tôi.
Tôi thấy đàn ông Việt Nam chia sẻ quá ít về trách nhiệm gia đình
Thực ra, tôi quen rất nhiều người đàn ông Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, ngay cả bố đứa con thứ ba của tôi cũng ở nước ngoài nên tôi hiểu hơn về sự khác biệt giữa đàn ông Việt Nam và đàn ông nước ngoài.
Đàn ông nước ngoài xem việc giúp đỡ gia đình là sự tự giác của cả hai vợ chồng còn đàn ông Việt Nam lại mặc định nó là bổn phận của người vợ, phải nội trợ, cơm nước.
Tôi nói ra điều này chắc các anh sẽ không hài lòng, nhưng rõ ràng tôi thấy đàn ông Việt Nam chia sẻ quá ít về trách nhiệm gia đình so với đàn ông nước ngoài. Họ luôn đặt phụ nữ phải công dung ngôn hạnh còn đàn ông làm trụ cột gia đình. Tôi muốn cả chồng và vợ phải có sự hỗ trợ lẫn nhau.
Giới trẻ bây giờ tôi không biết thế nào chứ riêng tầng lớp trung niên thế hệ tôi đổ về là không có chuyện đàn ông chia sẻ việc nhà với phụ nữ.